Ung thư cổ tử cung có nguyên nhân và cách chữa nào hiệu quả?

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải bệnh ung thư cổ tư cung khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung rất dễ nhầm với những bệnh phụ khoa khác nên nhiều phụ nữ thường chủ quan không đi khám dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả.

Ung thư cổ tử cung và các giai đoạn của bệnh

Xem Thêm:

I. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là một phần thuộc tử cung, nơi tiếp nối của âm đạo với tử cung, được bao phủ một lớp mô mỏng gồm nhiều tế bào. Cổ tử cung dài khoảng 5cm và nằm giữa tử cung và âm đạo, cổ tử cung làm nhiệm vụ đưa tinh trùng vào tử cung gặp trứng vì vậy cổ tử cung là nơi có thể chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển bất thường và không kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Khi những khối u này không được điều trị sớm sẽ trở thành ung thư cổ tử cung và có thể di căn sang những bộ phận khác trong cơ thể. 

Ung thư cổ tử cung ít gặp ở độ tuổi 20 – 30 tuổi, 60% người mắc bệnh ở độ tuổi 35 – 55 tuổi, 20% người bệnh ở độ tuổi 55 – 65 tuổi, 8% khoảng 65 – 75 tuổi. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi khi đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh ung thư cổ tử cung thường chia làm 4 giai đoạn phát triển chính:

  • Giai đoạn 1 - Giai đoạn nhiễm virus HPV: ở giai đoạn này virus HPV mới xâm nhập vào cơ thể, người bệnh chưa có biểu hiện gì bất thường.
  • Giai đoạn 2 -  đây là giai đoạn tiền ung thư, những tế bào ung thư bất thường lúc này đã xuất hiện ở cổ tử cung và bên trong cổ tử cung và chưa lan sang các bộ phận lân cận
  • Giai đoạn 3 – đây là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Khối u đã bắt đầu xâm lấn xa hơn gây nên những triệu chứng và dấu hiệu rõ rệt của bệnh. Ở giai đoạn này, tuy khối u đã phát triển nặng nề nhưng vẫn chưa di căn.
  • Giai đoạn 4 – giai đoạn cuối của bệnh ung thư CTC. Khối u đã di căn đến rất nhiều bộ phận khác như bàng quang, trực tràng, vùng chậu, ảnh hưởng đến gan, phổi. Sức khỏe của bệnh nhân giai đoạn này giảm sút một cách nhanh chóng, việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

II. Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV, virus này lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Virus HPV được phân loại thành 2 dạng đó là HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Trong đó HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng loại có khả năng cao nhất gây ung thư cổ tử cung và chiếm đến 70% tỷ lệ người nhiễm bệnh. 

Virus HPV ủ bệnh khá lâu và trong giai đoạn đầu không có triệu chứng bất thường do đó người bệnh không biết mình có bị nhiễm virus hay không, Người bệnh chỉ có thể phát hiện nhiễm bệnh khi được bác sĩ chỉ định tiến hành xét nghiệm Pap. Phương pháp xét nghiệm này còn có thể xác định tế bào bất thường trước khi biến chứng thành ung thư. 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gián tiếp gây ung thư cổ tử cung như sau:

  • Ung thư cổ tử cung do quan hệ tình dục sớm hoặc quan hệ với nhiều bạn tình: virus HPV lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục vì vậy quan hệ tình dục quá sớm và quan hệ với nhiều người có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus này gây ung thư cổ tử cung 
  • Do suy yếu hệ miễn dịch: người có hệ miễn dịch kém,sức đề kháng suy giảm do mắc nhiều bệnh lý hoặc sử dụng thuốc lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV tấn công, làm tăng nguy cơ mắc virus HPV hơn những người bình thường. Đặc biệt những bệnh nhân từng nhiễm HIV hoặc đang bị viêm gan hay tiểu đường,... sẽ là những đối tượng dễ bị ung thư cổ tử cung nhất.
  • Do hít phải khói thuốc trong thời gian dài: Thuốc lá có chứa rất nhiều thành phần độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Phụ nữ hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với người bình thường.
  • Ung thư cổ tử cung do stress kéo dài: Stress làm biến đổi hệ nội tiết, rối loạn hormone, suy yếu khả năng miễn dịch, do đó chị em nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và ăn uống nghỉ ngơi điều độ.
  • Sinh con sớm cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. Phụ nữ sinh con trước 17 tuổi, bộ phận sinh dục và sinh sản chưa được phát triển hoàn thiện, quá trình sinh nở có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản, virus HPV có điều kiện thâm nhập vào cơ thể nên họ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn người bình thường. Đồng thời, nhiều bạn gái trẻ tuổi chưa biết chăm sóc bộ phận sinh dục đúng cách sau khi sinh vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do mang thai quá nhiều lần: Mang thai và sinh nở quá nhiều lần khi đó cổ tử cung bị tổn thương, tạo môi trường lý tưởng để virus xâm nhập, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. 
  • Do lạm dụng thuốc tránh thai: thuốc tránh thai khá phổ biến và được nhiều phụ nữ sử dụng nhằm tránh mang thai ngoài ý muốn. Những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ thậm chí gián tiếp tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường sinh sản trong đó có căn bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy chị em không nên lạm dụng thuốc tránh thai để không gặp phải các bệnh lý nguy hiểm.
  • Tuổi tác cao cũng là một nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 35 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Những người từng mắc bệnh lây lan qua đường tình dục có khả năng bị ung thư cổ tử cung là rất cao.
Tư vấn miễn phí bệnh ung thư cổ tử cung

III. Ung thư cổ tử cung có dấu hiệu và triệu chứng như thế nào?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không có triệu chứng cụ thể chỉ khi khối u phát triển hơn thì chị em mới thấy một vài biểu hiện bất thường như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: đây là biểu hiện đầu tiên và phổ biến của ung thư cổ tử cung, những ngỳ không phải chu kỳ kinh nguyệt mà nữ giới lại có hiện tượng chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, tuy nhiên ở mỗi người phụ nữ mức độ chảy máu sẽ khác nhau. Một số bệnh nhân bị chảy máu sau khi thụt rửa âm đạo hoặc khám vùng chậu.
  • Dịch âm đạo bất thường: một số ca bệnh khí hư có màu sắc bất thường, dịch âm đạo cũng ra nhiều hơn so với bình thường gây ngứa và có mùi hôi khó chịu. Trường hợp này phụ nữ có thể gặp phải một số bệnh như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng, ung thư cổ tử cung,...
  • Đau và chảy máu khi quan hệ tình dục: người bệnh bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường bị đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục, tuy nhiên nếu tình trạng đau và chảy máu thường xuyên xảy ra và kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm, đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế bác sĩ sẽ  kiểm tra và làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh lý cụ thể.
  • Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị rối loạn do quá trình rụng trứng của chị em bị tác động bởi ung thư cổ tử cung. Khi xuất hiện tình trạng trễ kinh hoặc máu kinh có màu bất thường, chị em cần tự theo dõi trong khoảng 2 – 3 chu kỳ nếu tình trạng này kéo dài lâu thì cần phải đi khám ngay.
  • Đau vùng xương chậu, vùng bụng dưới: nếu chị em xuất hiện tình trạng đau bụng dưới, đau vùng xương chậu không phải trong chu kỳ kinh nguyệt đây có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung, chị em cần đi khám ngay.
  • Đau vùng lưng dưới: Các cơn đau có thể đau từ âm ỉ đến buốt, tập trung ở vị trí xương hông sau đó lan dần xuống chân gây khó khăn khi đi lại.
  • Thiếu máu: hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục quá nhiều là nguyên nhân chính gây thiếu máu. Thiếu máu sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh suy yếu, huyết áp thấp dễ bị ngất. Thiếu máu là một trong những biểu hiện của ung thư cổ tử cung vì số lượng lớn hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được chuyển hóa thành bạch cầu để đẩy lùi bệnh.
  • Thường xuyên đi tiểu: khi những tế bào ung thư đã di căn sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến bàng quang, đường tiết niệu, thận,... do đó thường xuyên đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu,... 

IV. Cách chữa trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung không phải là căn bệnh dễ điều trị, tùy từng giai đoạn sẽ có khả năng chữa trị thành công khác nhau. Bệnh ở giai đoạn đầu tỷ lệ khỏi bệnh chiếm khoảng 80%, giai đoạn 2 chiếm 50%, giai đoạn 3 chiếm 30%, và giai đoạn cuối còn 15%. Hiện nay có ba phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

1. Phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung

Đây là một phương pháp điều trị ngoại khoa, các bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế chuyên khoa sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Nếu khối u lớn bệnh nhân có thể được hóa trị hoặc xạ trị để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật. Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật là phương pháp phẫu thuật không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoàn toàn.

Phương pháp phẫu thuật không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm, khối u còn ở dạng khu trú chưa xâm lấn qua lớp tế bào đáy trên bề mặt tử cung và chưa di căn tới các hạch bạch huyết thì bác sĩ có thể chỉ định một trong các cách phẫu thuật sau:

+ Khoét chóp cổ tử cung: bác sĩ dùng dao laser hoặc LEEP để cắt phần tử cung bao gồm khối u theo hình chóp nón.

+ Cắt bằng dây điện LEEP hoặc tia Laser: bác sĩ dùng dòng điện truyền qua dây kim loại nhỏ hoặc chùm tia laser cường độ cao tiếp xúc trực tiếp với các mô bệnh để cắt bỏ phần cổ tử cung có khối u.

+ Phẫu thuật lạnh: bác sĩ sẽ làm đông lạnh các tế bào ung thư bằng nitơ lỏng để tiêu diệt chúng.

Sau các phẫu thuật trên bệnh nhân có thể mang thai và sinh con bình thường do tử cung không bị ảnh hưởng.

Phương pháp phẫu thuật cắt tử cung

Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn 3 – giai đoạn đã lan rộng ra các lớp biểu mô cổ tử cung hoặc các mô lân cận, đã di căn tới các cơ quan khác của cơ thể thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc cắt bỏ các cơ quan trong vùng chậu bao gồm:

+ Phẫu thuật cắt tử cung: bác sĩ sẽ mổ nội soi hoặc mổ mở ổ bụng để cắt bỏ cổ tử cung, thân tử cung, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn và có thể về nhà 3 – 5 ngày. Phương pháp này chỉ áp dụng khi khối u chưa lan rộng ra các hạch và các cơ quan lân cận.

+ Phẫu thuật cắt triệt để tử cung: Trường hợp này bác sĩ sẽ cắt cả cổ tử cung, thân tử cung và một số vùng lân cận như buồng trứng, ống dẫn trứng, một phần âm đạo và nạo vét hạch chậu. Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật này, phụ nữ sẽ rất khó có thể sinh nở vào sau này do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và người nhà trước khi thực hiện phẫu thuật.

+ Phẫu thuật cắt bỏ cơ quan vùng chậu: khi ung thư đã lan rộng ra vùng bụng dưới và vùng chậu người bệnh phải cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng, âm đạo, bàng quang, trực tràng. Phương pháp này ít được sử dụng vì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, bệnh nhân phải duy trì sinh hoạt bằng âm đạo và bàng quang nhân tạo.

2. Điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả bằng xạ trị 

Phương pháp xạ trị thường áp dụng cho ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, có thể kết hợp cùng phẫu thuật. Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả được bác sĩ áp dụng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ sử dụng chùm tia X bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, phá vỡ những khối ung thư và ức chế sự phát triển của chúng. Có hai phương pháp xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung là:

  • Xạ trị bằng máy chiếu xạ đặt bên trong cơ thể, máy chiếu xạ được đặt gần tử cung để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này được áp dụng với những bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung vào giai đoạn sớm.
  • Xạ trị bằng máy chiếu xạ đặt bên ngoài cơ thể, bênh nhân được chiếu xạ vùng xung quanh tử cung theo liệu trình 1 ngày 1 lần. Thông thường một đợt xạ trị thường kéo dài từ 5 – 8 tuần, 5 ngày xạ trị 1 lần. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ áp dụng cho bệnh nhân kết hợp xạ trị với phẫu thuật để đem lại hiệu quả cao hơn. 

Trong trường hợp khối u đã bắt đầu xâm lấn tới các cơ quan quanh vùng chậu thì bệnh nhân phải kết hợp hai phương pháp xạ trị để kiểm soát khối u. Trong quá trình xạ trị người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Đau rát khi đi tiểu, bàng quang bị kích thích nên bệnh nhân sẽ tiểu nhiều.
  • Da người bệnh sẽ bị tổn thương do xạ trị.
  • Sức khỏe người bệnh suy yếu, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.
  • Dạ dày bị viêm nhiễm, bị sưng do suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Ung thư cổ tử cung còn gây đau âm đạo, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng mang thai, thậm chí nhiều phụ nữ không thể tiếp tục sinh con nữa.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu thậm chí bị biến chứng ở não do xạ trị

Hiện nay phương pháp xạ trị được ứng dụng phổ biến trong chữa trị ung thư cổ tử cung. Phương pháp này đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung.

3. Chữa trị ung thư cổ tử cung bằng phương pháp hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối khi khối u đã di căn tới các cơ quan khác. Đây là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng sử dụng hóa chất. Phương pháp này sẽ thâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể và tiêu diệt các tế bào ung thư, kiểm soát bệnh và ngăn không cho tế bào ung thư di căn rộng ra. 

Thông thường khi sử dụng phương pháp hóa trị bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể, bác sĩ cũng có thể chỉ định hóa trị kết hợp xạ trị để đạt được kết quả điều trị cao hơn. 

Điều trị bằng hóa trị bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rụng tóc, tiêu chảy, nhiệt miệng, mệt mỏi, nôn, mãn kinh sớm,...

Trên đây là những thông tin tổng quát về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp chị em có thể kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả.

Gói khám ung thư cổ tử cung ưu đãi lớn

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

  • Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0327-563-020

Xem Thêm: