Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả và xét nghiệm khi nào?

Xét nghiệm giang mai như thế nào? Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả? Các phương pháp xét nghiệm giang mai hiệu quả hiện nay? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi muốn kiểm tra bản thân có sự xuất hiện của xoắn khuẩn gây bệnh hay không. Theo các chuyên gia, giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm và tương đối khó điều trị ở giai đoạn muộn. Vì vậy, chủ động xét nghiệm bệnh giang mai khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường là cách giúp nam nữ giới bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

>>> Hỏi: “Thưa bác sĩ, dạo gần đây, ở bộ phận sinh dục của chồng tôi xuất hiện một vài vết loét hình tròn màu đỏ, không ngứa và không có mủ. Lúc đầu, tôi nghĩ là do anh vệ sinh vùng kín không sạch sẽ nên vậy nhưng sau khi dùng thuốc và chú ý vệ sinh hơn, tình trạng này vẫn không giảm. Lên mạng tìm hiểu thì tôi hơi lo lắng vì thấy khá giống với triệu chứng của bệnh giang mai. Cuối tuần này cả hai vợ chồng tôi có ý định xét nghiệm giang mai nên muốn hỏi bác sĩ xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai như thế nào? Sau bao lâu thì có kết quả? Tôi cảm ơn” (Thái Thanh - 34 tuổi, Hà Nội).

>>> Trả lời: “Chào chị, theo như những gì chị mô tả thì chúng tôi khó có thể kết luận chồng chị có bị nhiễm giang mai hay không. Tốt nhất, chị và chồng nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xét nghiệm bệnh kịp thời. Về câu hỏi liên quan đến xét nghiệm bệnh giang mai, chúng tôi mời chị và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Tư vấn miễn phí xét nghiệm giang mai

Xem Thêm:

I. Tại sao nên xét nghiệm giang mai? Xét nghiệm giang mai khi nào?

Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội mà nhiều người mắc phải với tốc độ lây lan nhanh chóng hiện nay. Cũng như sùi mào gà, lậu, giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (gọi tắt là xoắn khuẩn giang mai) gây ra.

Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng người mắc phải căn bệnh này sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Theo đó, không chỉ gây ra những vết lở loét bên ngoài, xoắn khuẩn giang mai còn có thể xâm nhập vào mạch máu và lan truyền khắp các bộ phận khác trong cơ thể. Xoắn khuẩn có thể tấn công hệ thần kinh gây viêm màng não, dẫn đến động kinh, đột quỵ; tấn công vào hệ tim mạch gây phình mạch, phá hoại xương khớp, tổn thương mô dẫn tới bại liệt, tàn tật…

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi, gây sinh non, sảy thai, thai chết lưu...Thậm chí, trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Giang mai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng không phải thời điểm nào nghi ngờ bệnh cũng có thể xét nghiệm giang mai. Theo các chuyên gia, xét nghiệm giang mai khi nào còn phụ thuộc vào thời gian mà bệnh có các biểu hiện ra bên ngoài.

Thông thường, khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể mới, chúng cần phải mất từ 3 ngày - 1,5 tháng (trung bình khoảng từ 20 ngày - 1 tháng) để có thể gây ra những tổn thương bên ngoài cơ thể. Trong thời gian ủ bệnh, xoắn khuẩn không gây ra nhiều tác hại cho cơ thể nên việc xét nghiệm lúc này không mang lại kết quả chính xác.

Theo các chuyên gia, chỉ khi cơ thể xuất hiện các vết loét bất thường hình tròn hoặc hình bầu dục màu đỏ ở bộ phận sinh dục hoặc các cơ quan khác thì mới có thể tiến hành xét nghiệm giang mai. Lúc này, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân sau đó áp dụng các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai chuyên biệt để tìm kiếm sự xuất hiện của vi khuẩn.

II. Xét nghiệm giang mai như thế nào?

Khi nghi ngờ các biểu hiện bất thường của cơ thể là dấu hiệu của bệnh giang mai, người bệnh cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm. Đầu tiên, bạn cần phải khai báo rõ ràng, chính xác với bác sĩ về tình trạng, tiền sử bệnh, đời sống quan hệ tình dục. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lấy mẫu bệnh phẩm đem đi xét nghiệm.

Nhìn chung, xét nghiệm giang mai là một kỹ thuật tương đối phức tạp, yêu cầu cao về chuyên môn, tay nghề kỹ thuật viên thực hiện và hệ thống máy móc hỗ trợ. Không chỉ kết luận người bệnh có mắc giang mai hay không, các phương pháp xét nghiệm hiện đại còn có thể biết chính xác mức độ phát triển của bệnh nếu có, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp

Với thắc mắc xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai như thế nào, bạn Thái Thanh và độc giả có thể tham khảo qua một số các phương pháp xét nghiệm bệnh đang được áp dụng hiện nay tại các bệnh viện, phòng khám hiện nay dưới đây:

1. Xét nghiệm bệnh giang mai bằng kính hiển vi trường tối

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai bằng kính hiển vi trường tối được áp dụng cho những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh giai đoạn đầu. Tức là các vết loét trên da mới vừa chỉ xuất hiện, các xoắn khuẩn chưa xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể và gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Nhìn chung, phương pháp xét nghiệm này thực hiện tương đối đơn giản. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại các vết loét trên da, dịch niệu đạo (ở nam giới), dịch âm đạo (ở nữ giới) và đem đi soi dưới kính hiển vi trường tối. Dưới mức độ phóng đại của kính hiển vi, bác sĩ sẽ quan sát kĩ mẫu bệnh phẩm và tìm kiếm sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh.

Tuy thực hiện đơn giản nhưng phương pháp này đòi hỏi cao về trình độ của bác sĩ thực hiện xét nghiệm. Nếu quan sát không kỹ hoặc nhận biết sai về biểu hiện của xoắn khuẩn thì rất dễ bỏ qua bệnh hoặc nhầm lẫn với căn bệnh khác. Vì vậy, phương pháp xét nghiệm này vẫn mang nhiều tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ.

2. Xét nghiệm giang mai bằng TPHA

Xét nghiệm TPHA là một phương pháp tìm kiếm kháng thể đặc hiệu giang mai. Phương pháp được thực hiện dựa trên nguyên lý ngưng kết hồng cầu thụ động. Theo đó, khi có sự xâm nhập của xoắn khuẩn gây bệnh, cơ thể sẽ phản ứng và điều tiết ra một loại kháng thể đặc hiệu để đối phó với tác nhân có hại này. Vì vậy, nếu tìm thấy kháng thể đặc hiệu giang mai trong cơ thể, chứng tỏ người bệnh đang mắc bệnh.

Để thực hiện phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ cần lấy một ít huyết thanh (huyết tương) hoặc dịch não tủy để tiến hành sàng lọc. Hiện nay, có 2 phương pháp xét nghiệm TPHA là xét nghiệm TPHA định lượng và xét nghiệm TPHA định tính. Cụ thể:

Xét nghiệm  TPHA định tính

Đây là phương pháp tìm kiếm sự xuất hiện của kháng thể giang mai trong huyết thanh của người bệnh nhưng không thể đánh giá mức độ bệnh. Vì vậy, phương pháp chỉ mang tác dụng chẩn đoán, không thể là căn cứ cho quá trình điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện thêm xét nghiệm TPHA định lượng để bác sĩ dễ dàng theo dõi và đưa ra phương án chữa trị phù hợp.

Nếu phiếu kết quả xét nghiệm giang mai âm tính, người bệnh có thể yên tâm vì bản thân không nhiễm bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành một số các xét nghiệm cần thiết khác để tìm rõ nguyên nhân xuất hiện các vết loét trên là gì. Tuy nhiên, nếu kết quả là âm tính, bệnh nhân cần chú ý lắng nghe tư vấn của bác sĩ và tiến hành các biện pháp điều trị sớm để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm TPHA định lượng

Đây là phương pháp xét nghiệm ngưng kết hồng cầu thụ động, áp dụng cho những bệnh nhân đã có xét nghiệm TPHA dương tính. Lúc này, mục đích của phương pháp là nhằm kiểm tra mức độ bệnh để bác sĩ có thể lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất.

So với phương pháp xét nghiệm trên kính hiển vi trường tối, phương pháp TPHA mang lại độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, chi phí thực hiện khá cao nên người bệnh cần cân nhắc và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.

3. Xét nghiệm giang mai VDRL

Xét nghiệm giang mai VDRL hay còn được gọi là phương pháp xét nghiệm phản ứng lên bông. Phương pháp này sử dụng kháng nguyên cardiolipin để phát hiện kháng thể lipid giang mai trong huyết thanh của người bệnh.

Theo các chuyên gia, xét nghiệm giang mai sau 3 tháng kể từ khi có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh là thời điểm dễ phát hiện bệnh nhất. Tuy nhiên, lúc này rất có thể xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập sâu vào cơ thể và gây ra những tổn thương cho não, tim mạch, mô cơ, xương khớp...Vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, nam nữ giới cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt.

4. Xét nghiệm bệnh giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR

Nếu bạn đang thắc mắc rằng xét nghiệm máu phát hiện giang mai được không, các chuyên gia nhận định là có nếu sử dụng bộ phản ứng sàng lọc RPR. RPR là viết tắt của cụm từ Rapid Plasma Reagin, tức là phản ứng huyết tương nhanh, giúp phát hiện các kháng thể giang mai trong máu.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy khoảng 2ml máu ở tĩnh mạch của bệnh nhân đem đi xét nghiệm. Sau khoảng 2 giờ bệnh nhân sẽ nhận được kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm máu giang mai này chỉ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn giữa và cuối. Trong giai đoạn đầu, xoắn khuẩn vẫn tồn tại bên ngoài, chưa xâm nhập vào máu nên việc xét nghiệm lúc này sẽ cho kết quả âm tính.

Như vậy, tùy vào bước thăm khám, thời điểm quan hệ tình dục và thời gian phát hiện các dấu hiệu bất thường mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai hiệu quả.

III. Xét nghiệm bệnh giang mai bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu có kết quả là thắc mắc của nhiều người khi có ý định đi kiểm tra bệnh. Theo các chuyên gia, khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này bởi thời gian xét nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Tình trạng sức khỏe của người bệnh

Ở những người đã xuất hiện những vết lở loét hình tròn hoặc hình bầu dục trên bộ phận sinh dục hoặc cơ quan khác thì thời gian xét nghiệm sẽ nhanh hơn. Lúc này, bác sĩ chỉ cần lấy mẫu bệnh phẩm tại các vết loét và đem đi kiểm tra.

Tuy nhiên, ở những người xét nghiệm giang mai trong thời gian ủ bệnh thì tính xác không cao và thời gian chờ đợi kết quả sẽ lâu hơn. Trường hợp này bác sĩ cần thực hiện kèm theo nhiều xét nghiệm khác để đảm bảo tính chính xác cao hơn, tránh nhầm lẫn hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh.

Phương pháp xét nghiệm

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai là yếu tố quyết định hàng đầu đến thời gian chờ đợi kết quả. Theo đó, với phương pháp sử dụng kính hiển vi trường tối, thời gian cho kết quả thường trong khoảng 30 phút kể từ khi bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm. Đối với phương pháp TPHA, RPR hay VDRL thời gian chờ đợi kết quả sẽ lâu hơn, thường trong vòng từ 1 - 2 giờ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên người bệnh nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm hiện đại như TPHA và RPR vì đảm bảo tính chính xác cao hơn. Lưu ý trước khi thực hiện phương pháp xét nghiệm, bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác sĩ về chi phí và thời gian dự kiến có kết quả để chủ động trong mọi tình huống.

Cơ sở y tế thực hiện

Thời gian xét nghiệm giang mai là bao lâu còn phụ thuộc vào chất lượng cơ sở y tế lựa chọn. Theo đó, với những địa chỉ y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại thì thời gian xét nghiệm sẽ nhanh hơn, kết quả có độ chính xác cao hơn.

Ngược lại, với những cơ sở y tế giá rẻ, kém chất lượng, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm. Không ít trường hợp xét nghiệm cho kết quả sai lệch hoàn toàn hoặc nhầm lẫn, khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, lựa chọn cơ sở y tế xét nghiệm bệnh giang mai là điều mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Tại Hà Nội, bạn có thể đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh (380 Xã Đàn, Đống Đa) để được xét nghiệm bệnh chính xác, nhanh chóng và an toàn. Phòng khám là cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ khiến bạn được hoàn toàn yên tâm về kết quả thăm khám và điều trị bệnh.

Xét nghiệm giang mai như thế nào? Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả? Hy vọng người bệnh đã có lời giải đáp cho những thắc mắc này sau khi đọc bài viết. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể. Nếu muốn đăng ký xét nghiệm bệnh giang mai an toàn hoặc cần tư vấn thêm, bạn đọc hãy gọi ngay đến hotline 0327-563-020 để được hỗ trợ miễn phí.

Gói khám xét nghiệm giang mai ưu đãi chỉ 280k

Xem Thêm:

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

  • Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0327-563-020
Ưu đãi