Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh nguyệt và cách đề phòng đau bụng kinh

Phụ nữ khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng một lần và kéo dài đến hết thời kỳ mãn kinh. Trước mỗi kỳ đèn đỏ, chị em đều có ít nhất một vài triệu chứng tiền kinh nguyệt, phổ biến nhất là đau bụng, nếu nắm rõ được những dấu hiệu, chị em sẽ có sự chuẩn bị tốt, tinh thần thoải mái trong mỗi kỳ kinh. Vậy những dấu hiệu nào nhận biết sắp có kinh nguyệt và con gái đến tháng nên làm gì đỡ đau bụng, chị em cùng tham khảo mẹo đỡ đau bụng kinh nguyệt đơn giản dưới đây nhé.

I. Kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý do hormone nội tiết tố sinh dục trong cơ thể nữ giới điều hành. Kinh nguyệt thường xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì từ 8 - 13 tuổi và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển, nếu có chu kỳ kinh muộn hoặc sớm hơn so với độ tuổi thì chị em cần đi khám phụ khoa để xác định bản thân có bệnh hay không.

Xác định ngày bị kinh nguyệt

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ phóng ra từ 1-2 quả trứng, lúc này nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung để sẵn sàng làm tổ cho trứng, chờ trứng được thụ thai và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra không được thụ tinh với tinh trùng, thì lớp nội mạc không cần thực hiện nhiệm vụ làm tổ cho trứng, chúng sẽ tự bong ra và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bắt đầu.

Chính vì vậy chị em thường nhận biết việc có thai hay không qua việc tháng đó có kinh hay không, nếu có kinh thì tức là không có thai. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 3-7 ngày và khoảng thời gian giữa các chu kỳ từ 28-35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường có thể là do bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe cần đi khám phụ khoa sớm.

>>> ĐỌC THÊM: Cách sử dụng thuốc tránh thai

II. Những dấu hiệu chuẩn bị đến kinh nguyệt mà chị em nên biết

1. Căng tức ngực, đau ngực trước kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu đến ngày kinh: đau ngực trước kỳ kinh

Trước kỳ kinh nguyệt khoảng một tuần, chị em phụ nữ sẽ thấy có sự thay đổi rõ ở bầu ngực căng tức, sưng và nhạy cảm hơn bình thường. Khác với thường ngày vòng một của phụ nữ sẽ cứng hơn và có kích thước lớn hơn. Căng tức, đau ngực là dấu hiệu chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại, tình trạng này sẽ hết ngay khi chu kỳ kinh bắt đầu.

Để tạo cảm giác thoải mái hơn khi sinh hoạt vận động, chị em nên chọn lựa áo lót rộng và bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin E. Như vậy thì tình trạng căng tức, đau ngực sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Đau lưng trước chu kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu đến ngày kinh: đau lưng trước chu kỳ kinh nguyệt

Hiện tượng đau lưng trước chu kỳ kinh nguyệt như một dấu hiệu báo trước, các cơn đau lưng này thường bắt đầu trước chu kỳ khoảng 3 hôm và có thể kéo dài cho đến khi chu kỳ chấm dứt.

Những cơn đau lưng thường là đau thắt lưng âm ỉ khó chịu, có người thì đau cấp tính, đau dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến cơn đau lưng trước chu kỳ chủ yếu là do nội tiết tố Prostaglandin đột ngột gây nên các cơn co thắt bên trong cơ thể, ngoài ra cũng do các cơn co bóp tử cung để đẩy máu ra bên ngoài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Để giảm những triệu chứng khó chịu đau lưng, chị em nên uống nhiều nước, tập thể dụng nhẹ nhàng, bổ sung thực phẩm tốt cho ngày đèn đỏ.

3. Mỏi chân khi có kinh

Dấu hiệu đến ngày kinh: mỏi chân

Nhiều chị em cảm thấy nhức mỏi chân khi hành kinh, tại sao lại như vậy? Tình trạng đau nhức mỏi chân khi có kinh xuất phát từ việc máu trong cơ thể đang chảy ra ngoài, nhất thời không đủ máu lưu thông đến chân dễ gây ra tình trạng nhức mỏi. Đây là dấu hiệu bình thường chị em không cần quá lo lắng, trong những ngày cuối chu kỳ thì hiện tượng này sẽ biến mất.

Để giảm bớt tình trạng đau nhức chân ngày đèn đỏ, chị em không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, vận động nhẹ nhàng để máy có thể di chuyển đến khắp bộ phận trên cơ thể. Hoặc có thể xoa bóp massage cho chân sau một ngày bận rộn di chuyển cũng giúp giãn cơ chân, cải thiện tình trạng nhức mỏi.

4. Tâm trạng nhanh thay đổi thất thường

Dấu hiệu đến ngày kinh: Tâm trạng thay đổi

Có đến 75% phụ nữ phải trải qua các triệu chứng khó chịu mỗi khi “đến tháng” trong đó có sự bất thường về tinh thần như chán nản, lo lắng, cáu kỉnh. Do sự sụt giảm nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone xảy ra sau khi rụng trứng khiến cho bản thân phụ nữ bỗng trở nên nhạy cảm, tâm trạng thay đổi cảm thấy chán nản, buồn bã, dễ khóc trước khi đến kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó rối loạn cảm xúc còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khả năng tập trung của phụ nữ, do vậy khi phát hiện những dấu hiệu trên mọi người xung quanh nên hiểu và thông cảm nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để họ không cảm thấy tủi thân.

Dấu hiệu này thường biến mất trong vòng vài ngày tuy nhiên để cải thiện tình trạng này chị em cần thay đổi chế độ ăn uống bổ sung axit béo omega - 3 thay vì ăn nhiều đồ ngọt và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn.

5. Khi hư ra nhiều hơn bình thường nhưng không lạ thường

Dấu hiệu đến ngày kinh: Khí hư ra nhiều hơn bình thường

Dấu hiệu chuẩn bị đến chu kỳ kinh nguyệt phổ biến dễ nhận biết nhất là lượng khí hư tăng nhiều. Khí hư là chất dịch tiết ra từ âm đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ ẩm, bảo vệ âm đạo, là chất bôi trơn mỗi lần âm đạo, hay là môi trường giúp tinh trùng sống và di chuyển dễ dàng gặp trứng. Việc khí hư ra nhiều ít, có mùi không giúp cho chị em biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong những ngày trước chu kỳ, chị em thường cảm thấy vùng kín ẩm ướt, khó chịu, nhưng không có mùi, thì là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Còn nếu khí hư có mùi hôi tanh, màu vàng, xanh thì thoảng có sủi bọt, kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy thì rất có thể chị em đã mắc viêm phụ khoa, bệnh xã hội, do vậy cần đi thăm khám sớm phát hiện ra bệnh để có phương hướng điều trị kịp thời.

6. Đau bụng dưới

Dấu hiệu đến ngày kinh: Đau bụng dưới

Một trong những dấu hiệu thường gặp trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt đó là hiện tượng đau bụng dưới. Tùy thuộc vào cơ thể mỗi người mà mức độ đau bụng sẽ khác nhau, thời gian kéo dài khác nhau. Một số chị em cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ trong kỳ kinh nhưng cũng có nhiều chị em phải đối mặt với cơn đau dữ dội, không thể làm việc như bình thường. Trước khi đưa ra cách chữa đau bụng kinh dữ dội thì chị em nên biết nguyên nhân gây đau bụng kinh là do tử cung đang co thắt liên tục để lớp niêm mạc bong ra. Tại sao đau bụng kinh lại đau chân cũng được giải thích do cơn đau bụng kinh có thể lan sang các bộ phận khác như lưng dưới, đùi, chân,...Chính vì vậy mà đau bụng kinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ mỗi khi chuẩn bị đến tháng.

Vậy làm sao để hết đau bụng kinh? Chị em có thể áp dụng một số biện pháp như uống nước ấm, chườm nóng, ăn uống điều độ, tập thể dục,...

7. Hay bị buồn nôn, chướng bụng

Dấu hiệu đến ngày kinh: Hay bị buồn nôn chướng bụng

Trước khi đến tháng một vài ngày, lượng hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi dẫn đến huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp khiến chị em bị chóng mặt, buồn nôn đầy hơi chướng bụng. Đây là triệu chứng bình thường khi tới tháng sẽ biến mất khi kết thúc chu kỳ, tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng này do các bệnh phụ khoa gây ra thì chị em cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, bởi có thể chị em sẽ gặp biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nếu bị chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt thì chị em nên làm gì? Đó là bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy quá trình tái tạo máu, thực phẩm giàu vitamin, uống trà thiên nhiên, tập thể dục nhẹ nhàng,...

8. Bị mất ngủ nhiều ngày

Dấu hiệu đến ngày kinh: Bị mất ngủ nhiều ngày

Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc tế cho biết có khoảng 23% phụ nữ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ trước ngày hành kinh, 30% trong ngày hành kinh. Nguyên nhân bị mất ngủ nhiều ngày là do tâm trạng lo lắng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ ,...khiến chị em cảm thấy khó chịu, không giải tỏa được.

Để khắc phục tình trạng này chị em nên ngủ ở các tư thế khác nhau, không nên uống cafe, và nên ngủ sớm hơn nửa tiếng vào buổi tối và nên ngủ trưa.

9. Ít ham muốn tình dục hơn so với ngày bình thường

Dấu hiệu đến ngày kinh: ít ham muốn tình dục hơn bình thường

Gần đến kỳ kinh nguyệt và kết thúc kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể chị em có những thay đổi nhất định khiến cho nhu cầu muốn làm “ chuyện ấy” tăng cao so với mức bình thường. Tuy nhiên trong chu kỳ kinh, vừa mất máu nhiều, cơ thể khó chịu mà chị em sẽ ít ham muốn hơn. Đây là dấu hiệu sắp đến chu kỳ, chị em không cần quá lo lắng, lúc này cơ thể đang thay đổi nhiều nên ít có nhu cầu hơn cũng là chuyện bình thường.

=> Xem Thêm: 13 Cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất

III. Phân biệt một số dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Phân biệt dấu hiệu có thai và có kinh nguyệt

Những dấu hiệu nhận biết sắp có kinh còn được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt phổ biến như đau ngực, mệt mỏi, đau lưng, xương khớp, tinh thần cảm xúc dễ thay đổi, cáu gắt,...có thể giống với triệu chứng của mang thai thời đầu. Vì vậy chị em cần phân biệt giữa dấu hiệu sắp có kinh và có thai để sớm phát hiện có thai và có một thai kỳ thoải mái, thai nhi khỏe mạnh.

  • Đau ngực: Trước khi đến chu kỳ, chị em sẽ cảm thấy vùng ngực căng cứng nhưng tình trạng này kéo dài không lâu, sẽ biến mất trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngực của phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai cũng có thể cảm thấy đau, nhạy cảm nhưng tình trạng này kéo dài lâu hơn từ một đến hai tuần thụ thai hoặc cho đến khi progesterone tăng lên.
  • Ra máu âm đạo: Lượng kinh nguyệt khi mới ra sẽ ít, vài giọt và nhiều dần lên kéo dài đến hết chu kỳ. Còn dấu hiệu mang thai là chảy máu âm đạo nhẹ lấm tấm màu hồng, hoặc nâu sẫm và không kéo dài lâu khoảng 1-2 ngày.
  • Tâm trạng thay đổi: Chị em có thể cảm thấy cáu kỉnh, khó chịu dễ khó, hay cảm thấy lo lắng trong những ngày trước chu kỳ nhưng sẽ thoải mái hơn cho đến khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Còn mang thai chị em có thể thay đổi tâm trạng kéo dài cho đến khi sinh, chị em có thể vui sướng khi có tin vui, nhưng cũng sẽ buồn và khóc vì những lý do không đâu.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến trước mỗi kỳ kinh nguyệt, những triệu chứng này sẽ biến mất khi có kinh . Nhưng khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng lên khiến bạn thấy mệt mỏi, và kéo dài trong suốt thai kỳ, càng về cuối thai kỳ tình trạng này càng tăng nếu không ăn uống đầy đủ, ngủ nhiều, tăng sức khỏe.
  • Buồn nôn: Hội chứng tiền kinh nguyệt như buồn nôn có thể do cơ thể khó chịu về tiêu hóa. Phụ nữ mang thai khi ốm nghén thường kéo dài trong 3 tháng đầu, nôn khan nôn nhiều lần bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Khẩu vị thay đổi: Trước mỗi kỳ kinh nguyệt chị em có thể sẽ thấy thói quen ăn uống của mình thay đổi, thèm đồ ngọt nhiều hơn. Mang thai bạn sẽ có cảm giác nhớ và thèm ăn đặc biệt một loại sản phẩm nào đó, và hoàn toàn không có hứng thú với những loại thực phẩm khác. Ngoài ra mẹ bầu cũng nhạy cảm hơn về mùi, có thể cảm thấy ác cảm với một số mùi nhất định kể cả mùi từng rất thích, và cảm giác này kéo dài trong suốt thai kỳ.
  • Đau bụng, co thắt vùng bụng: Thời gian đau bụng dưới kéo dài từ 1-2 ngày trước hoặc khi bắt đầu kinh nguyệt, cơn đau sẽ giảm và biến mất trong thời kỳ cuối kinh nguyệt. Trong thời kỳ đầu mang thai, chị em có thể bị chuột rút nhẹ ở bụng dưới hoặc lưng dưới. Nếu tình trạng này ngày nhiều và đau hơn thì chị em cần đến bác sĩ siêu âm kiểm tra tình hình của thai nhi.

=> Xem Thêm: 15 Dấu hiệu mang thai cho chị em tham khảo

IV. Một số lưu ý để có kinh nguyệt đều mà không bị đau bụng kinh

Lưu ý khi "bà dì" tới thăm

Mỗi lần đến tháng đau bụng kinh như một cực hình với chị em, do vậy các câu hỏi đặt ra các cách chữa đau bụng kinh, làm gì để hết đau bụng kinh, giảm cơn đau bụng kinh,.. được nhiều chị em quan tâm tự tìm hiểu trên mạng. Dưới đây là một số mẹo giảm đau bụng kinh chị em có thể áp dụng:

  • Chườm nóng: Đặt lên bụng một đệm sưởi ấm, hoặc chai nước nóng, hay miếng dán chuyên dụng giúp làm ấm bụng, giãn cơ bụng, giảm đau bụng kinh. Ngoài ra trong những ngày đến kỳ cách làm giảm đau bụng kinh đơn giản là chị em có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, thoải mái cơ thể, thư giãn toàn thân.
  • Uống trà nóng: Các loại trà thảo mộc tự nhiên giúp làm ấm cơ thể, thư giãn hệ thần kinh trung ương, cải thiện giấc ngủ, ức chế cơn đau, rất hiệu quả trong việc giảm cơn đau bụng kinh như: trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong,...
  • Massage bụng: Tới tháng làm gì cho đỡ đau bụng? Khi bắt đầu cảm thấy đau bụng kinh, có một cách giảm đau bụng kinh nhanh đó là massage nhẹ nhàng, xung quanh vùng bụng, đặc biệt phần bụng dưới. Massage đúng cách vừa giãn cơ bụng, giảm co thắt tử cung, vừa làm ấm bụng. Ngoài ra chị em có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu giữ ấm như tinh dầu sả, tinh dầu quế,...
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, pilates, đi bộ, thực hiện động tác căng cơ cũng là cách chữa đau bụng đến tháng hiệu quả, bởi lúc khi vận động cơ thể thoải mái, sẽ giải phóng hormone endorphin - một chất gần giống với thuốc giảm đau tự nhiên.
  • Chế độ ăn để giảm cơn đau bụng kinh: Cách chữa đau bụng kinh nhanh, hiệu quả và còn giảm các triệu chứng mỗi khi đến kỳ thì chị em nên có chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt nên bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất, canxi trong các loại cây, rau củ quả, sữa chua, thịt gà, tôm cua cá,...Tuy nhiên một số loại thực phẩm nên tránh xa, không phù hợp ăn vào những ngày này sẽ giúp giảm đau bụng kinh nguyệt như: Muối, đường, đồ ăn ngọt, đồ ăn cay, đồ chiên dầu mỡ, các loại thịt đỏ, thực phẩm lạnh,...Thay những đồ uống có ga, cồn, chất kích thích bằng nước ấm, nước ép hoa quả, vừa giúp ấm bụng và tăng vitamin, tăng sức đề kháng trong người.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý: Trong những ngày đến tháng, hormone nội tiết tố thay đổi làm cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu, bực, việc kinh nguyệt chảy cả ngày khiến chị em thấy bức bối trong người. Do vậy chị em phụ nữ nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm ngủ đủ giấc và nằm tư thế thoải mái để giấc ngủ ngon hơn, giãn cơ bụng, cơ toàn thân điều hòa khí huyết từ đó giảm đau bụng kinh. Tắm và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phù hợp cũng là cách làm giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên trong những ngày này chị em không nên quan hệ tình dục, vận động mạnh ảnh hưởng đến vùng bụng dưới và dễ lây nhiễm nhiều bệnh qua đường tình dục.
  • Trong trường hợp cần sự bình tĩnh mà cơn bụng kéo dài nghiêm trọng thì chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt. Nhưng tuyệt đối phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý lạm dụng thuốc giảm đau.

Đau bụng kinh mỗi khi đến tháng là triệu chứng chuẩn bị có kinh nguyệt mà hầu hết chị em gặp phải. Nếu chỉ đau bụng kinh do thay đổi nội tiết tố không liên quan đến bệnh lý thì chị em hoàn toàn yên tâm, chỉ cần áp dụng những cách ở trên là có thể đỡ được đau bụng kinh. Không phải trường hợp đau bụng kinh nào cũng là hiện tượng bình thường, với trường hợp đau vùng bụng kéo dài, đau vùng chậu thì chị em cần xem xét lại bởi rất có thể đó là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Chị em còn thắc mắc hay chưa biết nên khám đau bụng kinh ở đâu thì có thể đến phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, địa chỉ 380 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội hoặc liên hệ hotline ….để được các chuyên gia chuyên môn tư vấn miễn phí nhé.

Hiện nay phòng khám đang có ưu đãi chỉ 280.000 chị em có thể khám tổng thể 9 hạng mục phụ khoa cơ bản như: soi âm đạo, xét nghiệm khí hư, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra cầu khuẩn lậu, nấm, đường huyết, phát hiện mang thai sớm, khám lâm sàng. Với gói ưu đãi này chị em đã biết tình trạng sức khỏe vùng kín bản thân có khỏe mạnh hay mắc bệnh phụ khoa hay không. Đi khám phụ khoa chị em sẽ phát hiện bệnh sớm, sẽ có phương pháp điều trị sớm trước khi bệnh biến chứng sang nhiều căn bệnh khác.

Nguồn:‍

🎁 Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 0327-563-020

  • Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0327-563-020

Xem Thêm:

https://suckhoecongdong.webflow.io/