Bệnh thủy đậu là gì? Triệu chứng ở trẻ em và người lớn như thế nào?

Thủy đậu được biết đến là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, nếu không được kiểm soát tốt sẽ bùng phát trở thành đại dịch. Căn bệnh thủy đậu này rất dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác. Vậy nên người bệnh cần nắm được triệu chứng của bệnh thủy đậu. Để từ đó đưa ra cách trị bệnh thủy đậu đúng đắn và chuẩn xác nhất. Vậy nên những kiến thức về bệnh thủy đậu dưới đây sẽ rất hữu ích đối với tất cả mọi người.

Xem Thêm:

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu không còn quá xa lạ đối với nhiều người, nó được gây ra bởi virus Varicella Zoster. Đây là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Vậy nên mỗi chúng ta không nên chủ quan trước căn bệnh truyền nhiễm nhanh chóng như thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có lây không và nếu có lây thì bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Virus gây ra bệnh thủy đậu thường lây nhiễm chủ yếu thông qua không khí hoặc hô hấp. Những người bị nhiễm bệnh thủy đậu là những người đã hít phải những giọt nước vỡ ra của người bệnh khác, hoặc khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, sổ mũi. Đây là căn bệnh khá lành tính, tuy nhiên nếu không được chữa trị gấp sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên chúng ta cần có kiến thức cơ bản về căn bệnh thủy đậu này, để có thể nhận biết và điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Để không bị nhầm lẫn căn bệnh thủy đậu này với nhiều căn bệnh khác. Thì chúng ta cần phân biệt những triệu chứng thủy đậu thông qua những dấu hiệu sau. 

Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Hình ảnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ em được xem là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất, bởi sức đề kháng kém. Theo một thống kê cho thấy có khoảng 90% trẻ em sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu có người nhà bị nhiễm căn bệnh này. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có những dấu hiệu phổ biến như:

  • Sốt nhẹ từ 38 đến 39 độ, uể oải, chán ăn, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, nôn ói...
  • Thủy đậu ở trẻ em thường xuất hiện các nốt phỏng nước bé, sau lớn dần và lan ra toàn bộ cơ thể.
  • Những nốt phỏng này sẽ xuất hiện ban đầu ở lưng, mặt, bụng và toàn bộ cơ thể, bao gồm cả ở miệng, chân, tay và bộ phận sinh dục.
  • Mụn nước này có kích thước từ 1 – 3 mm bên trong có chứa dịch.
  • Sau đó những nốt mụn nước này sẽ khô dần và bong vảy, thâm da và không để lại sẹo.
  • Trường hợp những nốt mụn nước này bị nhiễm thêm vi trùng thì mụn nước này có thể để lại sẹo.

Đây là những triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em mà các mẹ nên để ý. Từ đó phát hiện sớm nhất căn bệnh này để có hướng điều trị đúng đắn nhất.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở người lớn

Hình ảnh thủy đậu ở người lớn

Khác với trẻ em, bệnh thủy đậu ở người lớn thường nguy hiểm hơn. Bằng chứng là có nhiều bệnh nhân bị thủy đậu đã tử vong. Các triệu chứng thủy đậu ở người lớn sẽ bao gồm:

  • Người bệnh thường sốt cao từ 39 đến 40 độ, trằn trọc, mê sảng các nốt phỏng có thể kèm theo máu.
  • Khi chính thức phát bệnh, trên cơ thể người bệnh thường sẽ xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ.
  • Những nốt mụn nước này sẽ mọc khắp cơ thể, số lượng nhiều hay ít còn tùy vào từng người bệnh.
  • Khi căn bệnh được chữa trị thì những nốt thủy đậu này khô đi, đóng vảy và khỏi trong khoảng 1 tuần.

Thủy đậu ở người lớn thường dễ nhận biết hơn thủy đậu ở trẻ em. Do vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ căn bệnh thủy đậu, bạn cần đến ngay các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám sớm nhất.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Nhiều người thường thắc mắc bệnh thủy đậu là căn bệnh lành tính. Vậy bệnh thủy đậu có nguy hiểm không và hậu quả cũng như biến chứng của nó gây ra cho người mắc phải là gì. Theo các chuyên gia thì người mắc phải bệnh thủy đậu sẽ gặp phải những biến chứng sau nếu không điều trị kịp thời.

  • Nhiễm trùng hoặc bội nhiễm tại các nốt thủy đậu, gây ra những xuất huyết bên trong. Hiện tượng này thường sẽ gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ, những nốt mụn nước này có thể vỡ ra, trầy xước, bong tróc và dẫn đến nhiễm trùng, lở loét. Nếu điều trị khỏi thì những nốt này rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.
  • Viêm phổi thủy đậu: Hiện tượng này hay gặp ở người lớn hơn trẻ nhỏ. Bắt đầu từ ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các triệu chứng như ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở/
  • Các biến chứng viêm màng não do thủy đậu gây ra. Tuy trường hợp này khá hiếm gặp, nhưng nếu người bệnh mắc phải thì rất có thể sẽ để lại những hậu quả nặng nề như: Hệ thần kinh bị tê liệt, điếc tại, bại não...
  • Gây ra bệnh zona: Ngay cả khi bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh, thì các virus thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng ngủ đông. 10 năm thậm chí 20 năm sau khi gặp điều kiện thuận lợi (sức đề kháng yếu, cơ thể có một số bệnh nhất định...) virus này sẽ hoạt động và tái phát trở lại.
  • Căn bệnh thủy đậu này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Cụ thể như ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus này sẽ làm cho cơ thể mẹ có thể bị sảy thai. Hoặc sau khi sinh nở con sẽ gặp một số biến chứng sau như: đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh...

Thủy đậu nên ăn và kiêng những thực phẩm gì

Ăn uống được xem là yếu tố quyết định khá lớn đến quá trình điều trị bệnh thủy đậu thành công. Vậy nên bị thủy đậu kiêng ăn gì và được sử dụng những thực phẩm nào. Những vấn đề này sẽ có ngay trong nội dung dưới đây.

✅ Bị thủy đậu không nên sử dụng những loại thực phẩm sau

  • Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các thức ăn cay nóng. Đặc biệt tránh các loại gia vị như: gừng, hành tỏi, hành tây, ớt...
  • Người mắc bệnh thủy đậu nên hạn chế một số loại thịt như: thịt dê, thịt chó, thịt ngan, ngỗng, thịt bò, lươn.
  • Một số loại trái cây có tính nóng như: vải, đào, mận, xoài, anh đào, long nhãn...
  • Người bị thủy đậu nên kiêng các món ăn vặt như: bánh quy, khoai tây chiên, các loại kẹo, socola...
  • Các loại rau củ quả như: rau muống, hạt đậu, hạt dưa rang...cũng không hề tốt cho những người bị thủy đậu.

✅ Người bị thủy đậu nên ăn những thực phẩm sau

Những người bị thủy đậu nên ăn gì, câu trả lời là các loại thực phẩm giàu hàm lượng các vitamin C cụ thể như:

  • Trái cây và rau xanh: Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin C giúp cho người bệnh tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng. Đặc biệt là giúp cho người bệnh có thể lành da nhanh, tránh sẹo do các nốt thủy đậu để lại. Các thực phẩm nên sử dụng như: bắp cải, cà chua, dưa chuột, bơ, dấu hấu, kiwi, lê...
  • Các loại cháo như: Cháo đậu đỏ, ý dĩ, cháo thịt heo, canh thanh nhiệt...
  • Những loại nước ép bổ dưỡng như: rau sam, nước cam ép, nước dừa, nước đậu, nước cam thảo...

✅Bị thủy đậu có nên tắm không

Ngoài những thực phẩm mà người bị bệnh thủy đậu được ăn và nên kiêng. Thì câu hỏi mà nhiều người luôn băn khoăn là bị bệnh thủy đậu có được tắm không? Mặc dù dân gian cho rằng những người mắc bệnh thủy đậu thì không nên tắm, hoặc kiêng tắm hoàn toàn cho đến khi khỏi bệnh. Tuy nhiên theo khoa học thì điều này trái ngược lại hoàn toàn. 

Khi mắc bệnh thủy đậu cần có một chế độ vệ sinh cơ thể hợp lý. Sử dụng quần áo thoáng mát và có chất liệu dễ chịu. Khi tắm để nước ở nhiệt độ vừa phải không quá nóng cũng không quá lạnh. Sử dụng nước ấm để lau người và làm sạch bề mặt da. Lưu ý khi tắm cần sử dụng đồ dùng sạch như: bồn tắm được làm sạch, khăn mặt được làm sạch, quần áo và khăn tắm cũng phải được đảm bảo vệ sinh.

Theo dân gian để trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu tắm lá gì? thì hầu hết mọi người đều sử dụng những loại lá như: kinh giới, lá chè xanh, lá mướp đắng...Tác dụng của những loại lá này là thanh nhiệt, làm cho các nốt mụn mủ mau khô. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng, người bị thủy đậu nên lấy một lượng nhỏ để thử trước trên da.

✅ Bệnh thủy đậu có tái phát hay không?

Rất nhiều người từng mắc bệnh thủy đậu luôn thắc mắc bị thủy đậu rồi có bị lại không. Như các nhà khoa học phân tích thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm thế nhưng lại có tính miễn nhiễm rất cao. Điều này có nghĩa là khi tất cả những đối tượng từng mắc bệnh thủy đậu kể cả người lớn và trẻ em khi khỏi bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch suốt đời.

Lý giải cho điều này thì các chuyên gia cho rằng hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra được một lượng kháng thể tự nhiên và tồn tại bền vững sau thời gian bị virus gây bệnh. Nếu trước đó người bệnh đã bị thủy đậu, thì khả năng mắc lại lần 2 gần như rất hiếm hoặc không có.

Tuy nhiên thì câu hỏi bị thủy đậu có bị lần 2 không theo các nghiên cứu thì khoảng 10% người từng mắc bệnh thủy đậu trước đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona. Căn bệnh này xảy ra khá phổ biến ở những người già tầm 60 tuổi.

Cách chữa trị bệnh thủy đậu

Những người mắc bệnh thủy đậu thường được bác sĩ khuyên nên đến thăm khám tại các địa chỉ chuyên khoa. Trước là để bác sĩ có thể nắm được tình hình, sau là đưa ra những phương pháp trị liệu bệnh thủy đậu phù hợp nhất. Trong y học người bệnh có các cách chữa trị bệnh thủy đậu sau đây.

Điều trị thủy đậu bằng thuốc

Đây là phương pháp trị bệnh thủy đậu được áp dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Đối với các nốt mụn nước trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím để bôi lên các nốt mụn. Mục đích của các loại thuốc này là kháng viêm, ngăn ngừa việc để lại sẹo.

Các loại thuốc này sẽ được mua khá dễ dàng tại các tiệm thuốc, nhà thuốc trong bệnh viện và tư nhân. Tuy nhiên, thì để đảm bảo an toàn người bệnh không nên sử dụng những loại thuốc chưa được kê đơn và không rõ nguồn gốc. Cần được sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

✅  Chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu tại nhà

Các trị bệnh tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu là trị bệnh thủy đậu bằng cách chăm sóc tại nhà. Bởi bệnh thủy đậu là căn bệnh có tính truyền nhiễm cao qua đường hô hấp. Nên chúng ta có thể để người bệnh điều trị tại nhà, tránh đến những nơi công cộng và đông người.

Người bị bệnh thủy đậu nên sử dụng những trang phục rộng rãi và thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ làm cho các nốt mụn mủ không bị vỡ và bong tróc.

Bên cạnh đó cũng tránh cho người mắc bệnh thủy đậu ra gió, bởi nhiễm lạnh sẽ làm cho căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh cần được cách ly từ 7 đến 10 ngày trong thời gian bị bệnh. Bên cạnh đó người bị thủy đậu không nên gãi vào các nốt mụn mủ, vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch, tránh để lây lan đến nhiều người khác.

Như vậy toàn bộ những kiến thức về bệnh thủy đậu. Từ nguyên nhân, triệu chứng thủy đậu, cách chữa ra sao hoặc nên ăn thực phẩm gì đã được chúng tôi phân tích rõ ràng ở bài viết trên đây. Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh thủy đậu, không nên tự ý điều trị mà hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Vì một sức khỏe tốt cho bản thân và cộng đồng.

Đăng ký khám nam khoa( yếu sinh lý, liệt dương, vô sinh,..) phụ khoa (khí hư vàng xanh nâu đen, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt), bệnh xã hội( lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn cóc, mụn rộp,..) Tại đây!

🎁 Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 0327-563-020

  • Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Ưu đãi