Bệnh viêm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới và tỷ lệ người nhiễm bệnh hiện nay khá cao. Viêm âm đạo là một trong các bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ và ảnh hưởng tới đời sống thường ngày, sức khỏe sinh sản và có thể gây vô sinh, hiếm muộn. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị bệnh viêm âm đạo như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Xem Thêm:

I. Bệnh viêm âm đạo là gì?

Âm đạo là một bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục nữ, khi âm đạo có sự xuất hiện của nấm men, ký sinh trùng, vi khuẩn,... thì sẽ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm này nếu kéo dài sẽ gây nên bệnh viêm âm đạo. Tình trạng viêm nhiễm không chỉ xảy ra ở bên trong mà còn có thể lây lan ra cả phần bộ phận sinh dục bên ngoài.

Viêm âm đạo là một bệnh lý phụ khoa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt thường xuất hiện ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản và thường xuyên có quan hệ tình dục. Hiện nay, tỷ lệ số người mắc bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng và là mối quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. 

Có ba loại viêm âm đạo phổ biến:

  • Nhiễm trùng nấm men: do các loại nấm men tự nhiên Candida Albicans gây ra thường gặp ở các phụ nữ đang mang thai, đang mắc các bệnh viêm đường tiết niệu và dùng nhiều thuốc kháng sinh tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Sự gia tăng quá mức hoặc giảm đột ngột của vi khuẩn trong âm đạo sẽ dễ dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo và gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
  • Viêm âm đạo do Trichomonas là một loại ký sinh trùng và lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tình dục và chức năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm cổ tử cung, vô sinh,...

Tư vấn miễn phí

II. Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên nhân chủ yếu đó là nấm Candida, trùng roi hoặc một số loại virus, vi khuẩn gây các bệnh xã hội khác như xoắn khuẩn lậu, giang mai,... Ngoài ra còn một số tác nhân gây viêm âm đạo khác như:

  • Do rối loạn nội tiết trong cơ thể: khi nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn sẽ làm môi trường vi khuẩn và nấm men trong âm đạo bị mất cân bằng, từ đó tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển mạnh mẽ gây ra bệnh viêm âm đạo.
  • Do quan hệ tình dục không lành mạnh: khi có quan hệ tình dục không an toàn như không sử dụng biện pháp phòng tránh, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ quá thô bạo,... là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh viêm âm đạo.
  • Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh. Bên cạnh đó quá trình vệ sinh không đúng cách, thụt rửa âm đạo quá sâu cũng gián tiếp khiến vi khuẩn được đẩy sâu vào bên trong hơn, tăng nguy cơ khiến chị em bị viêm âm đạo. 
  • Do tiến hành các thủ thuật tác động vào vùng kín: phụ nữ nạo phá thai hoặc có những thủ thuật ngoại khoa như đặt âm đạo, vá màng trinh,... những tác động này nếu không được diễn ra an toàn và đảm bảo vệ sinh thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo. 

III. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo có biểu hiện khá dễ nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa khác. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh mà người bệnh có thể phát hiện sớm:

  • Ra khí hư bất thường: khi nữ giới bị viêm âm đạo khí hư đặc, vón cục và ra rất nhiều, sẽ có màu trắng đục như bã đậu hoặc có màu xanh, vàng hoặc nâu.
  • Cảm thấy ngứa ngáy vùng kín: Khi có sự xâm nhập của vi khuẩn vào âm đạo sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, thậm chí còn gây mẩn ngứa, sưng đỏ ở âm đạo.
  • Vùng kín có mùi hôi: Việc khí hư ra quá nhiều sẽ khiến cho vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt và gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu. Mùi hôi sẽ ngày càng tăng lên khi bệnh trở nên nặng hơn.
  • Quan hệ tình dục bị đau rát: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết đó là chị em bị đau rát khi quan hệ tình dục. Tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng ở âm đạo sẽ gây nên những tổn thương cho âm đạo, điều này khiến cho đời sống tình dục của chị em phụ nữ không được thoải mái và lâu dần nữ giới sẽ cảm thấy ngại quan hệ tình dục.
  • Chảy máu âm đạo bất thường: trong giai đoạn viêm âm đạo có dấu hiệu chảy máu âm đạo thì bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng. 
  • Khó khăn khi đi tiểu: quá trình đi tiểu sẽ gặp nhiều khó khăn khi nữ giới bị viêm nhiễm âm đạo gây hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt.

IV. Biến chứng bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm khác như:

  • Viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung
  • Người bệnh dễ bị lây nhiễm các bệnh xã hội như bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai,... do những tổn thương ở bộ phận sinh dục
  • Làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản do môi trường pH bị thay đổi khi bị viêm âm đạo, cản trở quá trình tinh trùng bơi vào gặp trứng, gây giảm khả năng thụ thai. Bệnh viêm âm đạo có thể gây vô sinh nếu bệnh không được điều trị dứt điểm.
Tư vấn miễn phí

V. Cách điều trị bệnh viêm âm đạo

Chữa viêm âm đạo bằng liệu pháp dân gian

Một số bài thuốc dân gian có thể chữa viêm âm đạo tham khảo không khuyến khích:

+ Sử dụng lá trầu không: trong lá trầu không có chứa các thành phần Carvacrol, allylcatechol, chavibetol,... có công dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Vì vậy chị em có thể sử dụng lá trầu không để vệ sinh âm đạo hàng ngày sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy do viêm nhiễm gây ra thuyên giảm đáng kể. Khi dùng lá trầu không để chữa viêm âm đạo, chị em cần lưu ý không được thụt rửa sâu bên trong âm đạo, không được ngâm vùng kín với lá trầu không bởi vì làm như vậy sẽ gây ra viêm nhiễm âm đạo nặng hơn. Người bệnh nên thực hiện rửa âm đạo bằng lá trầu không 2 – 3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả cao.

+ Sử dụng lá ổi: lá ổi có tính ấm, có hứa hợp chất flavonoids, quercetin có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và se các vết loét hiệu quả. Vì vậy chị em có thể dùng lá ổi để rửa vùng kín chữa viêm âm đạo hiệu quả.

=>Lưu ý, chị em tuyệt đối không ngâm vùng kín trong nước lá ổi vì sẽ khiến vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập sâu vào bên trong âm đạo. 

+ Chữa viêm âm đạo bằng tỏi: Trong tỏi chứa nhiều axit, khoáng chất và vitamin, đặc biệt có hàm lượng Allicin – một chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa lây nhiễm hiệu quả. Chị em có thể sử dụng 3 cách chữa bệnh bằng tỏi như ăn tỏi sống, rửa vùng kín bằng nước ép tỏi, đặt tỏi vào vùng kín giúp cải thiện tình trạng viêm âm đạo hiệu quả. Lưu ý tỏi có tính nóng nên việc sử dụng tỏi quá nhiều có thể gây bỏng rát âm đạo khiến bệnh trở nên nặng hơn. 

+ Chữa viêm âm đạo bằng lá ngải cứu: Ngải cứu là một trong những bài thuốc dân gian được ứng dụng nhiều, là vị thuốc chữa viêm âm đạo an toàn, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Người bệnh có thể sắc lá ngải cứu uống hoặc xông hơi vùng kín để tình trạng viêm âm đạo nhanh chóng biến mất

+ Chữa viêm âm đạo bằng lá trà xanh: trà xanh có tác dụng tốt trong việc sát khuẩn, làm khô và vệ sinh vùng kín hoặc các vết thương. Ngoài ra lá trà xanh có tính mát, vị đắng chát, có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt nấm âm đạo Candida và các loại vi khuẩn hiệu quả. Chị em có thể sử dụng lá trà xanh ngâm rửa vùng kín hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng ngứa rát, tiểu buốt, âm đạo có mùi hôi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể giã nhọc hoặc xay nhuyễn lá trà xanh sau đó chắt lấy nước và pha với nước ấm để rửa âm đạo. 

Chữa viêm âm đạo bằng thuốc

Sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay. thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển và gây bệnh của vi khuẩn. Hiện nay có hai cách sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo là thuốc uống và thuốc đặt âm đạo.

1.Sử dụng thuốc kháng sinh: có tác dụng chống viêm, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi chóng mặt, suy nhược cơ thể.... Vì vậy người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

2.Thuốc chứa hormone estrogen: sẽ làm tăng độ dày niêm mạc, điều tiết dịch âm đạo, giúp ổn định môi trường bên trong âm đạo cải thiện tình trạng viêm nhiễm âm đạo hiệu quả.

3.Thuốc chứa hỗn hợp kháng sinh: kháng sinh tổng hợp có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt ký sinh trùng và nấm gây bệnh. 

Trong quá trình sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo để đem lại hiệu quả cao thì chị em nên lưu ý:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
  • Không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng
  • Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị
  • Chữa viêm âm đạo bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị viêm âm đạo bằng kỹ thuật không xâm lấn Ozone tinh khiết MUL là kỹ thuật phương pháp điều trị mới được áp dụng hiện nay. Phương pháp này đem lại những ưu điểm nổi bật như:

4.Có khả năng diệt vi khuẩn nhanh chóng, xâm lấn tối thiểu không đau, hiệu quả điều trị cao và không có tác dụng phụ.

5.Hoạt tính của ozone mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi.

6.Ưu điểm của phương pháp Ozone là không làm rối loạn độ pH trong môi trường vi sinh của âm đạo và không gây phản ứng phụ với cơ thể người bệnh.

7.Quá trình điều trị viêm âm đạo hiệu quả nhanh chóng, không đau, không bị chảy máu.

Đây được coi là kỹ thuật điều trị viêm âm đạo hiệu quả và phù hợp với nhiều đối tượng.

VI. Cách phòng tránh bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một căn bệnh rất dễ mắc phải và có thể xuất hiện ở bất cứ ai nếu không biết cách phòng tránh. Để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất chị em nên lưu ý một số cách phòng tránh sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản và sau khi quan hệ tình dục. 
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dễ gây tổn thương.
  • Lựa chọn những thoải mái để giữ vùng kín được khô thoáng.
  • Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật để tắm rửa, vệ sinh
  • Không nên dùng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa có độ pH cao để vệ sinh âm đạo.
  • Ngoài ra khi mắc các bệnh viêm âm đạo, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống như tránh sử dụng các chất kích thích đặc biệt là rượu tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển. Hạn chế ăn hải sản, thực phẩm cay nóng  vì các thực phẩm này góp phần làm nóng, làm ẩm và làm cho âm hộ càng ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh: quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ. 
  • Chủ động đi thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng /1 lần để kịp thời phát hiện bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm âm đạo, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm âm đạo hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp chị em nắm rõ về bệnh và phòng tránh bệnh hiệu quả.

Gói khám ưu đãi phụ khoa

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 0327-563-020

Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Xem Thêm:

Ưu đãi