Xét nghiệm vdrl là gi? kết quả âm tính và dương tính là sao?
Xét nghiệm VDRL là một kỹ thuật chẩn đoán bệnh được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế nhưng vẫn còn khá mới lạ với nhiều người bệnh. VDRL là xét nghiệm gì? Xét nghiệm vdrl âm tính và dương tính là sao? Cách xét nghiệm VDRL như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho các bạn về kỹ thuật xét nghiệm này thông qua trường hợp của một độc giả gửi câu hỏi tới phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.
“Hơn một tháng trước tôi có quan hệ tình dục với gái mại dâm không sử dụng biện pháp bảo vệ. Thời điểm hiện tại tôi thấy cơ thể khá mệt mỏi và lên những nốt mụn lạ, có vết loét nên muốn đi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội. Tôi có tìm hiểu qua các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán bệnh xã hội và thấy có mục xét nghiệm VDRL. Tôi chưa rõ xét nghiệm VDRL là gì và cách xét nghiệm VDRL, mong bác sĩ giải đáp.” (Câu hỏi ẩn danh)
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Xét nghiệm VDRL là một kỹ thuật xét nghiệm phổ biến tại các bệnh viện, phòng khám để chẩn đoán bệnh giang mai nhưng không phải người bệnh nào cũng biết rõ. Hiểu được điều này, với sự tham vấn, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh xã hội sẽ giải đáp như sau.
Xem Thêm:
Xét nghiệm VDRL là gì?
Xét nghiệm VDRL là gì, VDRL (viết tắt của Venereal Disease Research Laboratory) là xét nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá nguy cơ (sàng lọc) một người có bị mắc bệnh giang mai hay không.
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra bằng cách xâm nhập vào cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc miệng.
Thực chất, xét nghiệm VDRL không phải là xét nghiệm tìm ra vi khuẩn gây giang mai mà thay vào đó sẽ kiểm tra các kháng thể mà cơ thể tạo ra các kháng nguyên từ các tế bào bị vi khuẩn giang mai tấn công và làm hỏng. Khi bị tấn công, hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể là một loại protein chống lại những tác nhân gây hại. Theo đó, thông qua các xét nghiệm phát hiện kháng thể có thể giúp chẩn đoán bệnh giang mai một cách chính xác.
Đồng thời, xét nghiệm VDRL cũng được dùng để theo dõi quá trình điều trị bệnh giang mai. Nếu kết quả điều trị tiến triển theo hướng tốt, lượng kháng thể trong xét nghiệm sẽ giảm dần. Còn nếu lượng kháng thể không giảm và có xu hướng tăng thì việc điều trị không hiệu quả hoặc người bệnh bị nhiễm trùng dai dẳng, người bệnh bị tái phát. Dựa vào đó bác sĩ có thể thay đổi phương pháp điều trị thích hợp.
Cách xét nghiệm VDRL
Người bệnh được chỉ định xét nghiệm VDRL khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:
- Phát ban trên da nhưng không gây ngứa
- Hạch bạch huyết sưng to và đau
- Có vết loét
Ngoài ra, xét nghiệm VDRL cũng có thể chỉ định xét nghiệm ngay cả khi người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Người bệnh có thể tự yêu cầu hoặc được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm VDRL chẩn đoán bệnh giang mai trong quá trình điều trị một số bệnh khác lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, HIV. Nếu người bệnh đã trải qua điều trị giang mai thì cần theo dõi thử nghiệm nhằm đảm bảo nhiễm trùng do xoắn khuẩn giang mai gây ra đã được chữa khỏi hay chưa.
Trong trường hợp nữ giới đang mang thai thì cách xét nghiệm VDRL cũng là một xét nghiệm thuộc quy chuẩn chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kỳ thai sản, không có nghĩa là bác sĩ đang nghi ngờ bạn mắc bệnh giang mai.
- Cách xét nghiệm VDRL được thực hiện khá đơn giản theo những quy trình sau:
Đầu tiên, người bệnh được tiến hành lấy máu tĩnh mạch ở nếp gấp khuỷu tay hoặc mu bàn tay là mẫu bệnh phẩm được mang đi thực hiện xét nghiệm. Trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, người bệnh không cần nhịn ăn hay dừng sử dụng thuốc, nhưng cần báo cáo với bác sĩ loại thực phẩm và thuốc đã nạp vào cơ thể để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
Mẫu máu của bạn sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để đánh giá và phân tích kết quả.
Nếu nghi ngờ người người bệnh bị xoắn khuẩn giang mai xâm nhập đến não thì bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra tủy sống ngoài máu.
Kết quả xét nghiệm VDRL âm tính và dương tính là sao?
Sau khi thực hiện đánh giá và phân tích đánh giá mẫu bệnh phẩm, người bệnh sẽ nhận được kết quả chẩn đoán bệnh. Thông thường xét nghiệm sẽ hiển thị ra hai kết quả là âm tính và dương tính.
Nếu xét nghiệm VDRL âm tính, có nghĩa là không phát hiện được kháng thể kháng vi khuẩn gây bệnh giang mai. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể khẳng định bạn có mắc bệnh giang mai hay không. Bởi trong thời gian ủ bệnh, thời kỳ đầu và cuối của bệnh giang mai, lượng kháng thể quá thấp dẫn đến kết quả âm tính. Trường hợp này thường được gọi là âm tính giả. Khi đó bạn có thể thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác mới có được kết quả chẩn đoán cuối cùng. Hoặc người bị giang mai ở giai đoạn đầu có thể đợi khoảng 1 tháng sau thực hiện xét nghiệm lại.
Nếu xét nghiệm VDRL dương tính, bạn có thể mắc bệnh giang mai. Nhưng vẫn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán chính xác như TPI, TPHA, Syphilis, CMIA,...và dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ để khẳng định chắc chắn người bệnh có hoặc không mắc bệnh giang mai.
Trường hợp dương tính giả vẫn có thể xảy ra khi người bệnh bị nhiễm khuẩn cùng họ Treponema nhưng không phải xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai như bệnh phong, bệnh lao, viêm gan, HIV/AIDS,... Đối với người bị bệnh giang mai đã được điều trị khỏi thì xét nghiệm VDRL dương là do trong cơ thể vẫn còn kháng thể giang mai. Đồng thời, người vừa tiêm vắc - xin thủy đậu, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi cũng có thể bị dương tính giả.
Ngoài ra, độ chính xác kết quả xét nghiệm VDRL âm tính và dương tính còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn vi khuẩn giang mai phát triển mạnh mẽ, kháng thể hoạt động mạnh nên độ nhạy ra kết quả dương tính gần 100%, còn thời kỳ đầu và cuối bệnh sẽ có độ nhạy thấp hơn.
Ưu, nhược điểm của xét nghiệm VDRL
- Ưu điểm của xét nghiệm VDRL
Xét nghiệm VDRL có thời gian thực hiện nhanh gọn, có khả năng đánh giá tình trạng tái nhiễm và chi phí hợp lý. Chính vì điều này người bệnh có thể áp dụng trong sàng lọc thường quy nhằm phát hiện được sớm tình trạng bệnh và theo dõi được hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
- Nhược điểm của xét nghiệm VDRL
Xét nghiệm VDRL có thể không phát hiện được bệnh giang mai trong khoảng dưới 3 tháng tính từ thời gian ủ bệnh.
Xét nghiệm VDRL là phương pháp xét nghiệm có phản ứng nhạy, dễ làm nhưng khả năng phát hiện kháng thể giang mai đặc hiệu không cao nên có thể cho ra kết quả âm tính giả và dương tính giả như đã đề cập ở phần trên. Muốn có đặc hiệu cao cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên khoa dùng kháng nguyên là bản thân xoắn khuẩn Treponema (phản ứng TPHA, TPI) và dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán chính xác tình hình bệnh.
Khi thực hiện xét nghiệm VDRL việc rút máu khá là nhỏ nên người bệnh có thể gặp các vấn đề tại khu vực lấy máu như đau trong suốt quá trình lấy máu, chảy máu và bầm tím nhẹ sau khi rút kim tiêm. Trường hợp bị nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch sau khi lấy máu cũng có thể xảy ra nhưng khá hiếm gặp.
Lời khuyên của bác sĩ
Ở trường hợp của bạn độc giả, bạn nghi ngờ mình đang mắc bệnh xã hội do quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm và bạn có đang tìm hiểu về xét nghiệm VDRL. Thực hiện xét nghiệm VDRL sẽ giúp chẩn đoán khả năng bạn bị bệnh giang mai (một trong các bệnh xã hội nguy hiểm) hay không. Các triệu chứng bạn qua mô tả qua khá giống với bệnh giang mai, bạn có thể đi khám tổng quát kiểm tra bệnh xã hội và tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện xét nghiệm VDRL nhằm chắc chắn bạn đang bị giang mai hay là mắc bệnh xã hội nào khác.
Mặc dù cách xét nghiệm VDRL được thực hiện khá đơn giản nhưng bạn nên lựa chọn cơ sở y tế khám bệnh xã hội uy tín đảm bảo hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh (380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) là một trong những địa chỉ thực hiện xét nghiệm VDRL người bệnh có thể yên tâm tin tưởng lựa chọn bởi kết quả xét nghiệm chuẩn xác, giúp người bệnh tầm soát được bệnh giang mai từ sớm, theo dõi được quá trình điều trị bệnh sao cho mang đến kết quả tốt nhất dành cho người bệnh.
Qua những thông tin được chia sẻ từ bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh phần nào giúp cho bạn đọc hiểu được VDRL là xét nghiệm gì, kết quả âm tính và dương tính là sao và cách xét nghiệm VDRL. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác cần được tư vấn, các bạn đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo hotline hoặc click vào khung chat để được tư vấn nhanh chóng.