Bệnh giang mai có nguyên nhân và cách chữa nào hiệu quả

Bệnh giang mai là một trong những loại bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục và máu. Giang mai thường có những dấu hiệu, triệu chứng không rõ ràng, đôi khi có thể nhầm bệnh giang mai sang một số bệnh như mần, dị ứng, sùi mào gà, gai sinh dục,.. Vậy bệnh giang mai là gi? xét nghiệm bệnh gia mai ra sao? cách chữa, điều trị bệnh giang mai như nào thì hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc những kiến thức tổng quan về bệnh lý nguy hiểm này.

Xem Thêm:

I. Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn nhạt có tên là Treponema Pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người bệnh qua các vùng da không được bảo vệ hoặc thông qua các vết xước trên da. Bệnh giang mai nguy hiểm và có thể lây nếu quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn. Bệnh nếu được xét nghiệm và phát hiện sớm thì có thể giảm những nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác.

Vi khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con từ tháng thứ 4 trở đi, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Bệnh có thể lan truyền từ người này sang người khác qua các bộ phận như âm đạo, dương vật, hậu môn, trực tràng, miệng, mắt, môi. Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ có dạng mở nên nữ giới dễ bị nhiễm bệnh hơn nam giới. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương trầm trọng đến tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

II. Triệu chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai thường trải qua các giai đoạn là ủ bệnh và phát bệnh trong vòng 90 ngày. Dưới đây là các giai đoạn điển hình của bệnh giang mai:

  • Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn ở 1 – 5 tuần đầu tiên khi nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này người bệnh thường sẽ có những triệu chứng biểu hiện đầu tiên đó là viêm loét bộ phận sinh dục. Biểu hiện đầu tiên ở nữ giới là phần âm đạo bắt đầu xuất hiện những vết loét có hình bầu dục và có màu đỏ. Nhưng ở giai đoạn này, những vết loét chưa gây ngứa và chưa hình thành mủ. Với nam giới, thì dấu hiệu đầu tiên là phần quy đầu bắt đầu viêm loét và có mùi hôi khó chịu.

  • Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn diễn ra ở khoảng thời gian từ 6 – 12 tuần khi người bệnh bắt đầu nhiễm bệnh giang mai. Ở giai đoạn này thường người bị bệnh sẽ có những dấu hiệu nặng hơn, bắt đầu có hình thành những vùng có vết sần. Xuất hiện nhiều nốt ban mọc đối xứng nhau, màu hồng hoặc màu tím như cánh hoa đào, khi ấn vào sẽ mất đi, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy ở ngực, bụng, hai bên mạng sườn, chi trên. Đào ban mai thường tồn tại trong vòng 1 – 3 tuần, sau đó nhạt dần r mất dần đi.

Vết loét bắt đầu có hiện tượng bị nhiễm trùng, phần bị viêm loét có thể dẫn đến tình trạng lở loét và vùng da niêm mạc bị phỏng nước. Các vết loét bắt đầu nổi mủ và gây ngứa ngáy cho người bệnh. Điều này làm cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng đi kèm ở giai đoạn này là sốt, đau khớp, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, sưng tuyến hạch ở nách, háng, cổ.

  • Giai đoạn ở giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn này bệnh giang mai hầu như không có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nào của bệnh. Người bệnh chỉ biết mình mắc bệnh khi làm xét nghiệm huyết thanh tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín.

  • Giang mai ở giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh giang mai thường xảy ra khoảng 10 – 40 năm sau khi nhiễm bệnh. Xoắn khuẩn giang mai lúc này đã ăn sâu vào các cơ quan nội tạng của cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Không chỉ làm tổn thương đến những bộ phận cơ quan sinh dục mà còn bắt đầu ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể chủ yếu là tim, gan và cơ bắp. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn lậu tấn công lên não và làm cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Giang mai ở giai đoạn cuối chia thành 3 hình thức khác nhau:

+ Giang mai thần kinh – chiếm 6,5%: xoắn khuẩn giang mai gây ra nhiều tổn thương thần kinh như viêm màng não, viêm mạch máu não,... khiến người bệnh bị suy nhược, mất trí nhớ, đột quỵ, rối loạn trí nhớ, động kinh,...

+ Giang mai tim mạch – chiếm 10%: biến chứng thường gặp là phình động mạch gây ảnh hưởng đến van tim dẫn đến suy tim.

+ Củ giang mai – chiếm 15%: củ giang mai thường xuất hiện ở mặt, lưng,... tập trung thành từng đám theo một hình dạng nhất định như hình cung, hình nhẫn và chia ranh giới rõ ràng với cá vùng da bình thường xung quanh. Củ giang mai có thể dẫn đến hoại tử, loét sâu trên da, không thể tự lành.

Bệnh nhân thường rơi vào các trường hợp như động kinh, liệt người, đột quỵ, hoại tử, mù lòa, tê liệt thần kinh,... thậm chí là tử vong

Tư vấn miễn phí

III. Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội do nhiều nguyên nhân gây ra. Tác nhân gây ra bệnh giang mai chủ yếu là do xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Khi soi trên kính hiển vi, xoắn khuẩn có hình lò xo, có từ 6 – 14 vòng xoắn, nằm sát nhau, chiều dài 5 - 15µm đường kính 0,1 – 0,3µm, di chuyển qua lại theo 3 chiều: di chuyển dọc theo hình xoắn ốc, di chuyển ngang như lò xo và di chuyển lượn sóng.

Đây là một loại xoắn khuẩn yếu có thể chết nhanh khi ra khỏi cơ thể. Môi trường nhiệt độ cao cũng làm xoắn khuẩn dễ chết (xoắn khuẩn có thể chết ở nhiệt độ 42 độ sau khi ở môi trường 30 phút). Ngoài ra xoắn khuẩn cũng bị bất động và chết khi tiếp xúc với oxy, nước cất, xà bông và các chất diệt khuẩn thông thường khác. Xoắn khuẩn Treponema Pallidum có khả năng sinh sản  là 30 – 33h mỗi lần, loại vi khuẩn này rất khó phát triển trong môi trường nhân tạo và có thể chịu tác động của nhiều loại kháng sinh.

Ngoài ra xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây nhiễm qua các con đường khác như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Một con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh giang mai. Có đến 95% trường hợp nhiễm bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn, vi khuẩn thông qua các tiếp xúc trong quan hệ tình dục bằng âm đạo, miệng, hậu môn để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Lây qua đường truyền máu: Xoắn khuẩn gian mai có ở trong máu của bệnh nhân nên bệnh giang mai có thể lây truyền qua đường máu. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền qua đường máu không cao do sau khi để máu trong ngăn đông thì vi khuẩn sẽ chết sau 3 – 4h. Ngoài ra trước khi hiến máu, người cho máu sẽ được xét nghiệm để chắc chắn không mang bệnh truyền nhiễm thì mới được hiến máu.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Thai phụ mắc bệnh giang mai có nguy cơ lây truyền bệnh sang cho thai nhi từ tháng thứ 4 của thai kỳ, vi khuẩn lây lan thông qua nhau thai và khi mẹ sinh thường. Em bé được sinh bằng hình thức sinh thường, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở âm đạo người mẹ nên dễ bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền qua các tiếp xúc ngoài da: nếu tiếp xúc với dịch nhầy, máu của bệnh nhân giang mai có chứa xoắn khuẩn Treponema Pallidum qua các vết xước ngoài da thì nguy cơ bạn mắc bệnh giang mai là rất cao.
  • Bệnh giang mai không lây qua các tiếp xúc gián tiếp: bệnh không lây lan qua các tiếp xúc do dùng chung đồ dùng với người bệnh như nắm cửa, quần áo, bồn vệ sinh,...

IV. Biến chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai gây ra các tổn thương chủ yếu ở da, niêm mạc và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Vi khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh của người bệnh và gây nên bệnh viêm màng não, động kinh.
  • Biến chứng lên hệ tim mạch, vi khuẩn có thể gây phình mạch máu và nguy hiểm hơn là gây suy tim.
  • Niêm mạc mắt bị vi khuẩn giang mai tấn công và khiến cho mắt của người bệnh mờ dần.
  • Người mắc bệnh giang mai sẽ phải trải qua các cơn đau nhức và viêm xương khớp, thoát vị, gãy xương.
  • Xoắn khuẩn giang mai có thể ảnh hưởng đến dạ dày, ruột non với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con và gây ra các hậu quả nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh thậm chí là gây tử vong.

V. Cách chữa trị bệnh giang mai hiệu quả

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nào trong giai đoạn đầu của bệnh. Cách điều trị bệnh giang mai chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh có thể kết hợp phương pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào giúp rút ngắn thời gian điều trị và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh giang mai lên rất nhiều lần.

  • Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh

Hiện nay có nhiều loại kháng sinh có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai. Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh và giai đoạn phát triển nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp. Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bằng thuốc, dùng đúng thuốc, đủ liều trong thời gian quy định. 

Đối với bệnh nhân giang mai ở giai đoạn đầu có thể chỉ cần 1 liều tiêm tĩnh mạch là đủ. Bệnh nhân giang mai ở giai đoạn cuối cần tiêm kháng sinh liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu trong vòng 10 ngày. Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai cần điều trị loại kháng sinh thay thế để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào giúp điều trị bệnh giang mai hiệu quả

Phương pháp điều trị này có tác dụng ức chế và phá hủy các xoắn khuẩn giang mai, đồng thời hỗ trợ phục hồi nhanh chóng các tế bào bị tổn thương do xoắn khuẩn gây ra, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là với sự hỗ trợ của liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch, thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các tổ chức xoắn khuẩn giang mai, ngăn chặn nguồn cung cấp dinh dưỡng cho xoắn khuẩn, khống chế và tiêu diệt xoắn khuẩn. Đồng thời liệu pháp này giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch, do đó các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể vốn bị tổn thương được phục hồi nhanh chóng.

Quá trình điều trị bệnh giang mai gồm 4 bước: 

🎁 Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm huyết thanh và kiểm tra xoắn khuẩn nhằm xác định chính xác vị trí cũng như mức độ lây lan bệnh của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể người bệnh.

🎁 Bước 2: Tiêu diệt xoắn khuẩn: Sau khi đã xác định chính xác khu vực có xoắn khuẩn, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu tác động trực tiếp lên các ổ bệnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn và nhanh chóng hồi phục lại chức năng sinh lý của các tế bào trong cơ thể.

🎁 Bước 3: Khống chế vi khuẩn: Bác sĩ chuyên khoa tiếp tục kê đơn thuốc kháng sinh đặc hiệu liều cao để phá hủy, thay đổi cấu trúc và sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai, ngăn ngừa bệnh tái phát.

🎁 Bước 4: Tăng cường miễn dịch: Bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, tái tạo và hồi phục những tế bào trong cơ thể và giúp tiêu diệt nhanh chóng xoắn khuẩn giang mai.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là hệ thống kiểm tra xét nghiệm hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ các nước tiên tiến cho kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó liệu pháp dẫn thuốc vào sâu trong tế bào bệnh, kích hoạt dược lực mạnh thêm giúp tiêu diệt xoắn khuẩn nhanh chóng. Biện pháp cân bằng miễn dịch áp dụng kỹ thuật bức xạ nhiệt tiên tiến, giúp tăng cường miễn dịch cơ thể mà không làm tổn thương đến các cơ quan xung quanh. Đặc biệt mầm bệnh được khống chế và diệt trừ tận gốc nên không có khả năng tái phát.

VI. Cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

Bệnh giang mai là bệnh xã hội gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho người bệnh. Do vậy mỗi người nên nâng cao ý thức phòng bệnh nhằm đẩy lùi các nguy cơ bệnh có thể xảy ra. 

  • Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh

Việc quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp an toàn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. 

Không nên quan hệ với nhiều bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp bạn tránh xa được nguy cơ lây bệnh. Đồng thời, cần giữ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ tránh lây nhiễm các bệnh khác.

  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh như lười tắm giặt, lười thay quần áo, sử dụng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác. Vì vậy việc giữ vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra việc mặc đồ lót quá chật cũng khiến vùng kín bí bách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh.

  • Phụ nữ mang thai nên thăm khám thai định kỳ

Trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện xem có mắc bệnh nào gây hại cho thai nhi hoặc sức khỏe của mẹ hay không từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

  • Khám sức khỏe nam khoa, phụ khoa định kỳ

Ngay cả khi không có những dấu hiệu bất thường, nữ giới và nam giới vẫn nên đi khám các bệnh phụ khoa, nam khoa định kỳ để sàng lọc, sớm phát hiện các nguy cơ bệnh giang mai cũng như các loại bệnh viêm nhiễm, bệnh xã hội khác. Thăm khám định kỳ giúp bạn phát hiện kịp thời các nguy cơ bệnh để có hướng điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích

Không nên dùng rượu hoặc các chất kích thích như ma túy, thuốc lắc vì các chất này khiến người bệnh mất lý trí, dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn. 

Bệnh giang mai không chỉ có tốc độ phát triển cực nhanh mà còn gây ra nhiều tác hại, hậu quả nguy hiểm nếu không được khám chữa kịp thời. Để phòng tránh căn bệnh này, mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn. Nếu đang có một trong những biểu hiện của bệnh giang mai, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Ưu đãi khám nam khoa phụ khoa

=> Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 0327-563-020

Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Xem Thêm:

Ưu đãi