Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Cách chữa nào hiệu quả?

Đi ngoài, đi ỉa, đi cầu ra máu tươi hay đi đại tiện ra máu là bệnh gi? Nguyên nhân, triệu chứng đi ngoài ra máu ra sao? Có cách chữa đi ngoài, đi đại tiện ra máu nào hiệu quả?

Đi đại tiện ra máu, đi vệ sinh ra máu hay đi cầu ra máu là triệu chứng phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Nhiều người thường chủ quan, cho rằng đây là triệu chứng bình thường nên không đi khám, tuy nhiên nếu đi ỉa ra máu hay đi đại tiện ra máu tươi trong thời gian dài, tình trạng chảy máu ngày càng nhiều thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn trực tràng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm các triệu chứng đi ngoài ra máu và cách chữa trị bệnh hiệu quả.

Xem Thêm:

I. Đi ngoài ra máu dấu hiệu bệnh gì là gì?

Đi ngoài ra máu, đi vệ sinh ra máu tươi có thể gặp ở mọi đối tượng và không phân biệt giới tính. Đây là hiện tượng khi người bệnh đi ngoài trong phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi.

Người bệnh có thể thấy địa đại tiện ra máu có màu đỏ tươi, đỏ thắm hoặc máu có màu thâm đen. Lượng máu và thời gian máu đọng sẽ tùy vào mức độ bệnh. Tình trạng đại tiện ra máu có thể kèm theo chứng táo bón, đau bụng, khó thở, tiêu chảy, tim đập nhanh, giảm cân,... nhưng đôi khi không kèm theo triệu chứng nào vì vậy nhiều người lầm tưởng rằng bản thân bị nóng trong.

II. Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi

Nguyên nhân gây ra đi ngoài ra máu là gì? Đó là câu hỏi mà nhiều người bệnh đang quan tâm, tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh mà có thể xác định nguyên nhân đại tiện ra máu khác nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng, đại tiện ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo cá bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng hoặc đường tiêu hóa. Một số nguyên nhân bệnh lý dẫn đến đại tiện ra máu như:

  • Nguyên nhân do bệnh trĩ

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Khi bị bệnh, dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện các búi trĩ ở vùng trong hoặc ngoài hậu môn. Các búi trĩ rất dễ bị tổn thương, bệnh trĩ ở giai đoạn nặng thì càng dễ bị chảy máu.

Bệnh trĩ được thành thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Tình trạng này chủ yếu do rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, táo bón mãn tính, căng thẳng, ăn ít chất xơ,...

Trong giai đoạn đầu bị trĩ, người bệnh chỉ chảy ít máu khi đi cầu, máu có thể lẫn trong phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Khi bệnh trĩ nặng hơn, các cơn đau hậu môn sẽ ngày càng rõ rệt, máu chảy ra nhiều hơn. Máu có thể chảy ra thành từng giọt, thậm chí là bắn thành tia. Tình trạng đại tiện chảy máu do bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Bệnh trĩ khiến cho người bệnh cảm thấy vướng víu khó chịu ở vùng hậu môn.

Người bệnh thường xuyên đau đớn, thậm chí không thể ngồi hoặc nằm ngửa vì đau. Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện có thể dẫn đến những cục máu đông nằm bên trong búi trĩ và có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý khác. Thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu nếu tình trạng viêm nhiễm ở vùng hậu môn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh đi đại tiện rất khó khăn, thường xuyên đau nhức phần hậu môn, ngay cả khi ngồi cũng tạo ra cảm giác khó chịu do búi trĩ phình to. Đây là căn bệnh nguy hiểm và phiền toái, vì vậy người bệnh cần có những biện pháp chữa trị ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Bệnh trĩ nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị bệnh sẽ dễ hơn. Tuy nhiên nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Do đó để tránh những biến chứng nguy hiểm và để việc điều trị được hiệu quả thì người bệnh nên đi khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn hoặc khi thấy đi cầu ra máu.

  • Đi ngoài ra máu do bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này chủ yếu xuất phát từ tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Táo bón dẫn đến tình trạng phân khô và cứng hơn bình thường, người bệnh không thể đi đại tiện một cách tự nhiên mà mỗi lần đi đại tiền đều phải rặn mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng ống hậu môn xuất hiện một vết rách nhỏ. Vết rách này sẽ gây chảy máu khi đi đại tiện thậm chí là khi có những hoạt động mạnh tác động đến vết nứt. Đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn máu thường có màu đỏ tươi nhỏ giọt hoặc thấm vào giấy vệ sinh.

Bệnh nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện bị đau, và thường đau kéo dài vài phút đến vài giờ sau khi đại tiện, có những bệnh nhân bị đau cả ngày. Một số bệnh nhân đau từ lần đại tiện này sang lần đại tiện khác. Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường sợ không dám đi đại tiện vì đau.

  • Đi ỉa ra máu do bệnh polyp đại tràng, trực tràng

Bệnh xảy ra chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học, thiết chất xơ, ăn quá nhiều thịt và chất béo. Bệnh nhân thường đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều. Polyp là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết, được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết,... Khi polyp đại tràng, trực tràng phát triển trên lớp lót của đại trực tràng, chúng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu nhẹ.

Khi bị polyp đại tràng, máu thường chảy giọt hoặc bắn thành tia. Vì chảy quá nhiều máu nên bệnh nhân bị polyp đại tràng, trực tràng thường bị thiếu máu và gây hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,... Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị bệnh sớm, có thể dẫn đến ung thư, đe dọa tính mạng của người bệnh.

  • Đi ngoài ra máu do viêm loét đại tràng, trực tràng

Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng đều có khả năng gây chảy máu khi đi đại tiện. Các nguyên nhân thường gặp của viêm trực tràng và viêm đại tràng là nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, uống nhiều rượu bia, táo bón.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng, trực tràng sẽ có những biểu hiện điển hình là tình trạng đại tiện ra máu. Trong phân có lẫn dịch nhầy, người bệnh có dấu hiệu sốt và cảm thấy đau ở vùng bụng dưới. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn, đôi khi đau không chịu đựng được.

  • Đi cầu ra máu do táo bón

Triệu chứng điển hình của bệnh là khó khăn khi đi vệ sinh do phân cứng và khô hơn bình thường. Trong trường hợp phân quá khô và khó đi vệ sinh, người bệnh thường có thói quen rặn để tống chất thải ra khỏi đường ruột, chính vì vậy táo bón có thể gây ra hiện tượng chảy máu hậu môn. Đi ngoài ra máu do táo bón thường có màu đỏ tươi, lẫn vào trong phân.

Nguyên nhân gây táo bón là do thói quen ăn uống thiếu chất xơ và rau xanh, ít vận động, lười đi đại tiện, uống ít nước hoặc do thường xuyên bị căng thẳng, stress. Táo bón khiến cho phân tích tụ lâu ngày, cơ thể tích tụ nhiều độc tố, mệt mỏi. Nguy hiểm hơn bệnh táo bón còn gây ra nhiều bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, trĩ,...

  • Nguyên nhân đi ngoài ra máu do bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba Histolytica gây ra. Khi bị kiết lỵ người bệnh dễ gặp phải các tổn thương sâu ở tế bào miễn dịch của cơ thể, làm suy giảm khả năng hấp thụ nước, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua đường thức ăn, đường uống, động vật mang mầm bệnh, bào nang dính dưới móng tay thậm chí có thể lây qua hoạt động quan hệ tình dục với người đồng tính.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ: người bệnh có thể bị sốt nhẹ, đau quặn bụng, mót rặn; đau vùng manh tràng, dọc theo khung đại tràng; tiêu phân nhầy máu, ban đầu phân còn lỏng sau toàn máu và dịch nhầy; một ngày đi ngoài 5 – 10 lần, số lượng phân không nhiều.

  • Ung thư đại trực tràng – nguyên nhân dẫn tới đi cầu ra máu

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thường phát triển tử ruột hay trực tràng do sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 30 – 60 do các yếu tố như lối sống thiếu khoa học, rối loạn gen di truyền. Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu người bệnh có thể phát hiện bệnh thông qua một số dấu hiệu nhận biết khác như chướng bụng, đau bụng, đi đại tiện thường khó khăn, phân lỏng nhưng có lúc lại bị táo bón, tiểu tiện không tự chủ, có thể bị tiểu rắt, tiểu buốt. Khi khối u phát triển ảnh hưởng đến bàng quang, cơ thể luôn bị mệt mỏi, buồn nôn, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Ung thư đại tràng là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • Do xuất huyết dạ dày: Là tình trạng chảy máu ồ ạt, liên tục không thể cầm máu ở dạ dày do viêm loét dạ dày cấp tính gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Triệu chứng của tình trạng xuất huyết dạ dày như nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, máu lẫn trong phân, phân có màu đen như bã cà phê; nếu xuất huyết dạ dày nhẹ, máu thường ít, người bệnh chỉ thấy hơi mệt mỏi, thay đổi về mạch và huyết áp; nếu tình trạng xuất huyết dạ dày nặng hơn, có thể xuất hiện có triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, mạch đập nhanh.

  • Nhồi máu ruột non gây chảy máu khi đi đại tiện

Nhồi máu ruột non là hiện tượng ít gặp do động mạch mạc treo bị hẹp hoặc tắc, nếu tình trạng nhồi máu ruột non kéo dài có thể gây hoại tử, tổn thương ruột dẫn đến viêm nhiễm, nhờ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm ruột hoặc xâm nhập vào máu. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau bụng dữ dội, ăn uống không tiêu, nôn mửa xảy ra đột ngột; tiêu chảy, bụng trướng căng, đại tiện ra máu; sốt cao liên tục.

Tư vấn miễn phí

III. Biến chứng nguy hiểm khi đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là triệu chứng không hiếm gặp, rất nhiều người bị đại tiện ra máu thường xuyên nhưng lại chủ quan, e ngại không đi khám và chữa trị sớm bệnh kéo dài có thể làm cơ thể bị mất máu gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, sức đề kháng giảm,.... dẫn đến các bệnh khác.

Đi cầu ra máu là một hiện tượng nguy hiểm, nếu bệnh không được chữa trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nguyên nhân do bệnh kiết lỵ: nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị phụ hợp có thể gây viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa do amip, lồng ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, sa hậu môn, rối loạn chức năng vận động của ruột,...
  • Biến chứng do bệnh viêm đại tràng: ảnh hưởng đến chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh và còn có thể gây giãn đại tràng cấp tính, thủng hoặc xuất huyết đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Bệnh ung thư đại trực tràng gây biến chứng nguy hiểm, có thể di căn đến các cơ quan khác thì khả năng sống còn không quá 30%.
  • Bệnh nhồi máu ruột non có thể gây sốc nặng, suy giảm chức năng tim, gan, phổi, thận, rối loạn đông máu, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

IV. Cách điều trị đi cầu ra máu hiệu quả

Tùy vào từng nguyên nhân mà có cách điều trị đi ngoài ra máu khác nhau. Để chữa đi ngoài ra máu đạt hiệu quả, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý với phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hai nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đi ngoài ra máu tươi là trĩ và táo bón. Vì vậy để chấm dứt tình trạng này, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm phù hợp nhằm cải thiện chứng táo bón và trĩ.

Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian nhằm cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả:

  • Chữa đi ngoài ra máu bằng rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm và kích thích tiêu hóa,... Rau diếp cá có tác dụng tốt đối với những người hay bị đi ngoài ra máu do bị táo bón, trĩ hay sử dụng nhiều rượu, bia,... Người bệnh chỉ cần rửa sạch một nắm rau diếp cá rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn cùng với một ít nước, và uống trước khi ăn một tiếng. Uống nước diếp cá mỗi ngày sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng của đi ngoài ra máu hiệu quả.
  • Chữa đi cầu ra máu bằng lá ngải cứu: Ngải cứu thường có vị đắng, tính hơi ấm, có công dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng,... đặc biệt là chữa được các căn bệnh đường tiêu hóa như trĩ, đi cầu ra máu, táo bón,... Người bệnh có thể áp dụng điều trị đi ngoài ra máu bằng ngải cứu theo 2 cách đắp ngoài và xông hơi hậu môn. Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong một thời gian dài để đạt được kết quả trị bệnh tốt nhất.
  • Dùng rau sam chữa đi ngoài ra máu tươi: rau sam có tác dụng trị nóng trong, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm,. Loại thảo dược này thường được sử dụng trĩ lở ngứa ngoài da, kiết lỵ, sỏi thận, đại tiện ra máu,... Cách điều trị đi ngoài ra máu tại nhà bằng rau sam khá đơn giản, người bệnh đem giã nát rau sam để chắt lấy nước, sau đó pha thêm đường hoặc mật ong dùng uống khi đói bụng mỗi ngày 1 lần. Rau sam có tính hàn vì vậy không thích hợp dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, hoặc người đang bị tiêu chảy.

Với các bài thuốc dân gian, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà với chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, thời gian điều trị khá lâu và chỉ có tác dụng với bệnh ở giai đoạn nhẹ,  người bệnh cần kiên trì thực hiện, các phương pháp chữa bệnh dân gian không có tác dụng chữa trị dứt điểm bệnh.

V. Cách phòng tránh đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được, vì vậy nếu không muốn gặp phải tình trạng này, người bệnh cần chú ý các biện pháp phòng tránh sau:

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: Nên tập ăn uống đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng, tránh bỏ bữa, chú ý ưu tiên những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt bổ sung những thực phẩm có nhiều chất xơ. Tăng cường ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, những loại thực phẩm giúp ngăn chặn táo bón. Ngoài ra, bạn cần chú ý uống đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước. Đồng thời hạn chế tối đa các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga,...
  • Thường xuyên vận động là một trong những cách phòng tránh bệnh hậu môn trực tràng hiệu quả. Thường xuyên vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao vừa sức giúp tăng cường thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng lưu thông máu tránh tình trạng đại tiện ra máu hiệu quả.
  • Tuyệt đối không được nhịn đại tiện, tập cho mình thói quen đi đại tiện vào 1 giờ nhất định trong ngày. Đồng thời chú ý không rặn mạnh khi đi vệ sinh và tránh ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi đại tiện nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ đặc biệt là với những người đã từng mắc bệnh trĩ.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng sẽ khiến cho niêm mạc ruột co bóp nhiều hơn dẫn đến hạn chế máu lưu thông và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, giữ tâm trạng thoải mái cũng là một cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
  • Thăm khám sớm: nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời tiến hành điều trị sớm để tránh được những biến chứng của bệnh.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đi ngoài, đi vệ sinh, đi cầu, đi đại tiện ra máu tươi. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết, qua đó bạn đọc có thể chủ động xử lý bệnh đúng cách và tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Nhận ưu đãi gói khám đi ngoài ra máu

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

  • Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0327-563-020
Ưu đãi