Bệnh trĩ ngoại là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả
Bệnh trĩ ngoại là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ ngoại ra sao? Số lượng người mắc bệnh trĩ ngoại ngày một gia tăng khiến cho các câu hỏi về bệnh được nhiều người quan tâm đặt ra. Theo các chuyên gia, trĩ ngoại có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khổ sở, “đứng ngồi không yên”, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Chính vì vậy, việc nắm bắt đầy đủ các kiến thức về bệnh sẽ là “chìa khóa vàng” để phòng tránh và điều trị bệnh được hiệu quả.
Xem Thêm:
I. Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ là căn bệnh về đường hậu môn – trực tràng phổ biến hiện nay. Trong dân gian có câu: ‘thập nhân cữu trĩ” tức là cứ 10 người thì có 9 người mắc bệnh trĩ để nói về mức độ phổ biến của căn bệnh này. Theo thống kê của Hội hậu môn trực tràng học, hơn 55% dân số nước ta đã và đang mắc phải bệnh trĩ, tỷ lệ này lên đến 70% ở những người trên 50 tuổi.
Trĩ được chia làm 3 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại là chứng bệnh thường gặp nhất và cũng dễ nhận biết nhất hiện nay.
Theo đó, trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở phía ngoài bờ hậu môn phình to, căng giãn quá mức và được che phủ bởi một lớp da mỏng. Đây được gọi là tình trạng hình thành các búi trĩ. Nếu quan sát kỹ bằng mắt thường, ta có thể thấy rõ các tĩnh mạch rất nhỏ và mảnh chồng chéo lên nhau ở viền hậu môn.
Trĩ ngoại không được chia thành các cấp độ như trĩ nội nhưng việc nhận biết bệnh lại đơn giản hơn do các triệu chứng ban đầu của bệnh đã bộc lộ rõ ngay ra bên ngoài. Mức độ của bệnh được bác sĩ căn cứ vào kích thước của búi trĩ. Trong trường hợp búi trĩ phát triển lớn, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh.
II. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Nhìn chung, bệnh trĩ ngoại có các dấu hiệu ban đầu giống trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, các búi trĩ hình thành ngay ở rìa ngoài hậu môn nên người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết hơn so với các dạng bệnh trĩ khác. Cụ thể, dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại như sau:
✅ Đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu là dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ. Triệu chứng này giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với táo bón do lượng máu mất đi mỗi lần đi đại tiện khá ít, thường chỉ lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên, một thời gian sau, máu chảy ra nhiều hơn, có thể phun thành tia. Điều này về lâu dài sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
✅ Đau nhức, khó chịu vùng hậu môn
Trĩ ngoại chứa các dây thần kinh cảm giác nên khi mắc trĩ ngoại, người bệnh thường cảm thấy đau rát vùng hậu môn. Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Bên cạnh đó, các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn và liên tục tiết dịch gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
✅ Sa búi trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại điển hình nhất là tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, gọi là sa búi trĩ. Ban đầu, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn với kích thước nhỏ và tự động co lại vào bên trong sau khi đi đại tiện. Một thời gian sau, khi các búi trĩ phát triển với kích thước lớn hơn, chúng không thể co lại vào bên trong nếu người bệnh không dùng tay ấn lại. Tuy nhiên, khi búi trĩ đã quá phát triển, việc can thiệp từ bên ngoài sẽ không có tác dụng, búi trĩ sẽ nằm hẳn ra ngoài hậu môn, gây bất tiện cho người bệnh. Lúc này, cắt trĩ ngoại là phương pháp được bác sĩ chỉ định để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
✅ Hậu môn sưng to, xung huyết
Người mắc bệnh trĩ ngoại luôn có cảm giác đau rát, ngứa ngáy viền hậu môn. Nguyên nhân là bởi các đám tĩnh mạch chồng chéo lên nhau quanh các nếp gấp hậu môn khiến hậu môn bị sưng to, xung huyết.
Nhìn chung, các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại không khó nhận biết. Vì vậy, người bệnh cần chú ý quan sát những vấn đề bất thường của cơ thể để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện 1 trong các triệu chứng giống bệnh trĩ ngoại trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.
III. Nguyên nhân bị trĩ ngoại là gì?
Theo các chuyên gia, trĩ ngoại được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả do thói quen sinh hoạt và bệnh lý. Cụ thể:
✅ Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh là lý do khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, gây táo bón kéo dài. Điều này về lâu dài sẽ tạo ra nhiều áp lực cho các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn, hình thành nên trĩ.
Những thói quen không tốt sau đây sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại tăng cao:
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas, đồ cay nóng
- Ăn ít rau xanh, hoa quả nhưng lại ăn nhiều đồ ăn có chất đạm, protein khiến hệ tiêu hóa làm việc khó khăn
- Uống ít nước
✅ Thói quen vận động
Nhân viên văn phòng, lái xe, nhân viên bán hàng…những người thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Thói quen vận động này sẽ tạo ra áp lực cho tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày hình thành nên búi trĩ.
Do vậy, chú ý vận động, đi lại sau 1 – 2 giờ làm việc là cách hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ cho những người có công việc đặc thù này.
✅ Đại tiện không đúng cách
Các chuyên gia chỉ ra rằng các thói quen đại tiện không tốt như: nhịn đại tiện, ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh để chơi game, lướt web là lý do bệnh trĩ hình thành và phát triển nặng hơn.
Ngoài ra, việc rặn mạnh khi đi đại tiện cũng sẽ tạo ra nhiều áp lực cho thành hậu môn, khiến các đám rối tĩnh mạch bị căng giãn quá mức, lâu ngày xuất hiện búi trĩ. Vì vậy, thay đổi thói quen đại tiện là cách phòng tránh và chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả.
✅ Mang thai và sau khi sinh
Đối với nữ giới, việc mang thai sẽ tạo áp lực lên trực tràng do kích cỡ thai nhi ngày càng phát triển cần nhiều không gian hơn. Điều này sẽ làm các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn nỡ và gây ra trĩ ngoại.
Bên cạnh đó, nếu sinh thường việc rặn mạnh trong quá trình sinh nở cũng sẽ khiến các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị áp lực. Điều này cũng giải thích vì sao nữ giới khi mang thai và sau khi sinh thường thường hay mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, yếu tố về tuổi tác, béo phì, lao động quá sức…cũng là nguyên nhân khiến bệnh trĩ ngoại hình thành. Do đó, chú ý thói quen sinh hoạt và nhanh chóng đến các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường là cách phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.
IV. Tại sao nên điều trị bệnh trĩ ngoại càng sớm càng tốt?
Cũng như trĩ nội, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại giai đoạn đầu không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc trĩ, nhiễm trùng hậu môn, thiếu máu, áp xe hậu môn…Cụ thể:
- Thiếu máu
Việc chảy máu khi đi đại tiện trong một thời gian dài sẽ khiến người mắc bệnh trĩ ngoại bị thiếu máu. Điều này sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược, da xanh xao...Ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sinh hoạt.
- Sa búi trĩ
Nếu không điều trị trĩ ngoại sớm, các búi trĩ sẽ phát triển với kích thước lớn và sa hẳn ra ngoài hậu môn, làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép quá trình lưu thông máu. Lúc này, những cơn đau vùng hậu môn trở nên dữ dội hơn không chỉ những lúc đi đại tiện mà ngay cả trong các hoạt động nhẹ nhàng hằng ngày.
- Hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng máu
Việc búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày và liên tục tiết dịch có thể khiến chúng bị hoại tử nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến đại bộ phận các cơ quan trong cơ thể.
- Rối loạn hậu môn
Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, chèn ép hậu môn trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng cơ vòng. Điều này đe dọa đến khả năng co thắt của hậu môn, bệnh nhân có thể không tự chủ được hoạt động đại tiện của bản thân.
- Rối loạn thần kinh
Người mắc bệnh trĩ luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng cho sức khỏe của bản thân. Tâm lý này khiến cho trung khu thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, hiện tượng đau đầu, suy giảm trí nhớ là điều rất dễ xảy ra.
- Mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
Áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn...là những căn bệnh có thể xuất hiện nếu bệnh nhân không điều trị bệnh trĩ ngoại kịp thời. Theo đó, các bệnh trĩ ngoại này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, thậm chí gây ung thư, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
V. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả hiện nay
Theo các chuyên gia, với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc điều trị trĩ ngoại đã có những bước tiến quan trọng. Những cách trị bệnh trĩ ngoại hiện nay mang lại tỷ lệ thành công cao, không còn khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, mất nhiều máu như trước. Vì vậy, người bệnh không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Tuy nhiên, để có thể điều trị bệnh hiệu quả, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra. Thông qua việc thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Hiện nay, có 2 cách chữa bệnh trĩ ngoại đang được các bệnh viện, phòng khám uy tín áp dụng rộng rãi gồm:
✅ Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc
Sử dụng thuốc tây y là cách chữa trĩ ngoại được áp dụng phổ biến cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại mức độ nhẹ hiện nay. Theo đó, bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ ngay tại nhà.
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại chủ yếu là các loại thuốc giảm triệu chứng bệnh, ức chế sự phát triển của búi trĩ. Cụ thể:
- Thuốc giảm đau: Với những người bệnh liên tục gặp phải các cơ đau dữ dội tại vùng hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng tạm thời với liều lượng ít vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận.
- Thuốc bôi: Là những loại thuốc làm dịu cảm giác đau rát tại vùng hậu môn, giảm ngứa và là cách làm co búi trĩ ngoại hiệu quả.
- Thuốc đặt hậu môn: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau tại chỗ
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc làm mềm phân, thuốc chống táo bón, thuốc hỗ trợ làm tăng sức bền cho thành mạch...Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
✅ Phẫu thuật chữa bệnh trĩ ngoại
Cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả, triệt để hiện nay là thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Đây là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng, các búi trĩ đấ ra ngoài hậu môn hoặc việc dùng thuốc không mang lại kết quả.
Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại đang được áp dụng tại bệnh viện, phòng khám như sau:
- Tiêm xơ búi trĩ
Đây là cách làm co búi trĩ ngoại được nhiều người lựa chọn hiện nay. Theo đó, thủ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm trực tiếp một loại hóa chất vào trong búi trĩ. Loại thuốc này sẽ khiến búi trĩ dần co lại và xơ hóa. Từ đó, các tĩnh mạch không thể chảy máu vào búi trĩ để nuôi búi trĩ, dần dần búi trĩ sẽ teo lại và biến mất.
- Sử dụng sóng điện cao tần HCPT
Cách điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ từ 70 - 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu nuôi búi trĩ. Khi búi trĩ không được cung cấp máu sẽ dần bị teo lại, lúc này bác sĩ sẽ sử dụng dao điện để cắt bỏ búi trĩ.
Ưu điểm của cách trị bệnh trĩ ngoại là ít gây đau đớn, thời gian thực hiện nhanh và không làm ảnh hưởng đến chức năng co thắt của hậu môn. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi những yêu cầu cao về tay nghề bác sĩ thực hiện và hệ thống máy móc. Do vậy, người bệnh cần lưu ý lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện.
- Thắt động mạch trĩ
Đây là cách trị bệnh trĩ ngoại thay thế cho các trường hợp thắt dây vòng cao su không được thực hiện. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ cần phải siêu âm để xác định vị trí các mạch máu lưu thông vào búi trĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu thắt các mạch máu để chặn đường nuôi dưỡng búi trĩ. Đây là cách làm co búi trĩ tương đối đơn giản nhưng khả năng tái phát là rất cao nếu các tĩnh mạch không được thắt triệt để.
- Gây mê phẫu thuật cắt búi trĩ
Gây mê phẫu thuật cắt búi trĩ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh cấp độ nặng, bệnh nhân không đáp ứng các điều kiện thực hiện các phương pháp phẫu thuật trên. Để thực hiện cắt trĩ ngoại bằng cách này, trước hết bác sĩ sẽ tiêm thuốc mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ ở khu vực từ thắt lưng trở xuống để bệnh nhân không cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, nếu người bệnh cảm thấy quá lo lắng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc an thần.
Sau khi thuốc gây mê có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng dao để tiến hành thủ thuật cắt bỏ búi trĩ theo phương pháp truyền thống. Sau khi các búi trĩ ngoại được loại bỏ hoàn toàn, bệnh nhân sẽ được đưa sang phòng hồi sức để chăm sóc và theo dõi.
Với phương pháp này, bệnh nhân cần phải nằm viện vài ngày để bác sĩ kiểm tra. Theo đó, phương pháp có thể gây ra một số rủi ro như: nhiễm trùng, mất máu, đau hậu môn...Vì vậy, cần được theo dõi sát sao.
Nhìn chung, các cách điều trị trĩ ngoại đều cần phải có sự kiên trì của người bệnh mới có thể phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, chú ý xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt là cách giúp sức khỏe nhanh phục hồi và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.
Tại Hà Nội, người bệnh có thể đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, sẽ mang đến sự hài lòng về kết quả điều trị bệnh. Đặc biệt, hiện nay phòng khám đang có chương trình ưu đãi giảm tới 30% chi phí tiểu phẫu điều trị bệnh trĩ nên người bệnh sẽ được yên tâm về giá cả điều trị bệnh tại đây.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về căn bệnh trĩ ngoại cũng như cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Nếu muốn đăng ký khám chữa bệnh hoặc cần tư vấn, bạn đọc hãy liên hệ tới hotline 0327-563-020 để nhận được câu trả lời nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia.
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 0327-563-020
Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Xem Thêm: