Viêm vùng chậu, vùng phụ có dấu hiệu và cách chữa trị nào hiệu quả

Viêm vùng chậu, viêm vùng phụ là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhưng không phải ai cũng biết rõ hoàn toàn. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết được viêm vùng chậu, vùng phụ là gì, dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị viêm vùng chậu.

I. Viêm vùng chậu, viêm phần phụ là gì?

Vùng chậu, vùng phụ được dùng để chỉ tất cả bộ phận thuộc hệ sinh sản của nữ giới bao gồm tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo.

Bệnh viêm vùng chậu, viêm vùng phụ xảy ra khi virus, nấm, ký sinh trùng gây bệnh viêm nhiễm xâm nhập và phát triển ở các cơ quan sinh sản. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng lâu dài ảnh hưởng tới chức năng sinh sản nữ giới.

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu, viêm vùng phụ

Tác nhân chủ yếu gây ra viêm vùng chậu, viêm phần phụ ở nữ giới là do nhiễm khuẩn. Những yếu tố tác động cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm vùng chậu, vùng phụ:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Viêm vùng chậu, vùng phụ thường hay gặp ở những người trẻ, nhất là những nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn. Trước và sau khi quan hệ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục với nhiều người trong cùng một thời điểm, quan hệ tình dục với người mắc bệnh xã hội sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo vô tình đẩy các vi khuẩn vào sâu bên trong âm đạo gây nên bệnh. Ngoài ra, lạm dụng các chất tẩy rửa khiến âm đạo bị khô hay vùng kín quá ẩm ướt khiến cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng tạo điều kiện mầm mống vi khuẩn gây bệnh hình thành và phát triển.
  • Can thiệp ngoại khoa: Một số thủ thuật ngoại khoa như đặt vòng tránh thai, nạo phá thai nếu không được thực hiện đảm bảo vô trùng dễ gây tổn thương đến các cơ quan sinh sản, tăng nguy cơ bị viêm vùng chậu, viêm phần phụ.

III. Dấu hiệu viêm vùng chậu, vùng phụ

Những dấu hiệu thường gặp chủ yếu ở nữ giới bị viêm vùng chậu, vùng phụ là:

  • Đau bụng dưới

Đây là triệu chứng viêm vùng chậu, viêm phần phụ cơ bản và phổ biến nhất mà hầu hết các chị em đều gặp phải. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. 

Khi bệnh mới xuất hiện và ở thể nhẹ, cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ. Đến khi bệnh chuyển nặng, cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng hơn, đau dọc từ vùng bụng dưới xuống xương chậu và hông. Bệnh càng nặng thì cơn đau càng khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Trong trường hợp bệnh viêm vùng chậu, vùng phụ gây vỡ khối apxe có thể khiến người bệnh đau đến mức độ không di chuyển được, vật vã. Lúc này người bệnh cần phải đến phòng cấp cứu để được điều trị lập tức, nhanh chóng. Đôi khi phải thực hiện phẫu thuật tránh nguy kịch đến tính mạng.

  • Đau khi quan hệ tình dục

Khi bị viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, trong quá trình quan hệ tình dục có sự cọ xát khiến cho vùng đang bị viêm nhiễm trở nên tổn thương nghiêm trọng hơn, khiến chị em cảm thấy đau rát vùng kín, thậm chí là đau tức vùng bụng dưới.

  • Rối loạn kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được coi là khỏe mạnh, bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày, thời gian máu kinh xuất hiện là từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ năm hoặc thứ bảy của chu kỳ.

Nếu nữ giới cảm thấy máu kinh ra nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường, bụng đau dữ dội kéo dài suốt chu kỳ thì có thể là dấu hiệu viêm vùng chậu, viêm vùng phụ. 

Lý giải là do bệnh viêm vùng chậu, vùng phụ khiến trứng rất khó rụng đúng ngày làm đảo lộn kinh nguyệt ở nữ giới đang mắc phải căn bệnh này. Với tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, vòi trứng và buồng trứng có thể bị tắc nghẽn lại làm trứng không rụng khiến cho người bệnh tạm thời mất đi chu kỳ kinh nguyệt trong một thời gian.

  • Dịch tiết âm đạo ra bất thường

Dịch tiết âm đạo (khí hư) cũng là một trong những dấu hiệu viêm vùng chậu, viêm vùng phụ mà chị em có thể dễ dàng nhận biết.

Ở những nữ giới có sức khỏe sinh sản bình thường, dịch âm đạo tiết ra khá ít, có màu trắng trong, không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Nếu khí hư ra nhiều hơn bình thường, có màu vàng, xanh hay sậm màu kèm theo mùi hôi khó chịu dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì đó là dấu hiệu vùng chậu, vùng phụ của bạn bị viêm nhiễm. Khi bệnh quá nặng, sẽ có máu và dịch mủ lẫn trong khí hư.

  • Rối loạn tiểu tiện

Vùng chậu, vùng phụ mắc phải tình trạng viêm nhiễm có thể gây chèn ép lên bàng quang, khiến tình trạng tiểu tiện của nữ giới trở nên khó khăn hơn. Chị em sẽ xuất hiện triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt, tiểu khó và lắt nhắt.

  • Suy nhược cơ thể

Khi có sự xuất hiện các vi khuẩn, cơ thể sẽ phản ứng lại  nhằm ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của những vi khuẩn đó. Chính vì điều đó, nữ giới bị viêm vùng chậu, viêm phần phụ sẽ cảm thấy cơ thể nóng ran, sốt, buồn nôn, chóng mặt,...

  • Vô sinh hiếm muộn

Khi các bộ phận thuộc cơ quan sinh sản gặp phải tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến cho cấu trúc lẫn chức năng cơ quan bị thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai như quá trình rụng trứng rối loạn, tắc ống dẫn trứng, khí hư bất thường cản trở sự di chuyển và tồn tại của tinh trùng vào gặp trứng.

Nhiều chị em do chủ quan không điều trị bệnh kịp thời và dứt điểm đối mặt với nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

  • Thai ngoài tử cung

Các vết sẹo, những vết thương tổn do viêm vùng chậu, viêm vùng phụ gây ra có thể làm ngăn cản quá trình trứng thụ tinh di chuyển vào trong tử cung. Nếu trứng thụ tinh bị ngăn chặn lại ngoài tử cung và làm tổ tại các vị trí như vòi trứng, ổ bụng sẽ gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung khá nguy hiểm đối với thai phụ, khối thai càng lớn sẽ chèn ép đến khu vực làm tổ. Đến một kích thước nhất định, vị trí thai làm tổ bị vỡ ra, gây chảy máu trong và ảnh hưởng tới tính mạng thai phụ. 

Mang thai ngoài tử cung cần thực hiện can thiệp ngoại khoa để xử lý tình trạng bệnh.

Tư vấn miễn phí

IV. Cách chữa trị viêm vùng chậu, viêm vùng phụ

Nếu nữ giới nghi ngờ bản thân có những triệu chứng viêm vùng chậu, vùng phụ thì nên đi thăm khám sớm và điều trị dứt điểm bệnh lý phụ khoa này, hạn chế những biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Những phương pháp phổ biến được thực hiện điều trị bệnh viêm vùng chậu, viêm phần phụ như sau:

  • Điều trị nội khoa

Với trường hợp người bệnh viêm vùng chậu, vùng phụ đang ở giai đoạn cấp tính thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại vi khuẩn.

Khi thực hiện điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay tự ý mua thuốc về nhà sử dụng. Bởi nếu không sử dụng thuốc theo đúng liệu trình và liều lượng có thể gây hiện tượng kháng thuốc, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

  • Can thiệp ngoại khoa

Khi tình trạng viêm nhiễm của người bệnh trở nặng, có tạo mủ sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa bằng cách chọc hút dẫn lưu làm sạch ổ mủ trước khi chúng vỡ ra và tràn dịch vào trong ổ bụng.

  • Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp này là sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và công nghệ trị liệu để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giúp tiêu viêm nhanh chóng. Phương pháp này thích hợp áp dụng cho người bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn hoặc bệnh nhân cấp tính có dấu hiệu nhờn thuốc và tái phát nhiều lần.

Thực hiện phương pháp vật lý trị liệu bằng cách sử dụng máy đa chức năng HGP - 1000 giúp tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Tăng khả năng hấp thụ thuốc với người bị nhờn thuốc.
  • Thúc đẩy tuần hoàn máu và bạch cầu giúp giảm sưng đau đáng kể, cải thiện trạng thái dinh dưỡng các mô bị tổn thương do viêm nhiễm.
  • Thông dính vòi trứng, làm giảm mức độ căng cơ và các dây thần kinh đảm bảo chức năng sinh lý của các cơ quan sinh dục nữ.

Phương pháp vật lý trị liệu có tỷ lệ điều trị thành công rất cao và được nhiều người bệnh phản hồi tích cực cũng như áp dụng chữa trị.

V. Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu, viêm phần phụ

Để có thể xác định được có phải bạn đang gặp phải các triệu chứng viêm phần phụ, vùng chậu hay không, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua kiểm tra cơ quan sinh dục bằng cách dụng cụ chuyên khoa và xét nghiệm.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám cơ quan âm đạo, âm hộ xem có dấu hiệu sưng đỏ, kích ứng hay ra dịch tiết bất thường để ghi nhận tổng quát tình trạng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt mở rộng âm đạo để quan sát những thay đổi bất thường hoặc bất thường trong âm đạo.

Sau khi đã thực hiện xong bước thăm khám dấu hiệu bằng mắt thường, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Xét nghiệm máu: xác định mức độ nhiễm trùng là nặng hay nhẹ.
  • Xét nghiệm dịch âm đạo: thực hiện soi nhuộm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Siêu âm tử cung phần phụ: phát hiện tình trạng bệnh vùng tử cung, kiểm tra có hình thành apxe hay không.

Siêu âm tử cung phần phụ là kỹ thuật quan trọng có tác dụng đánh giá chức năng sinh dục nữ giới, tầm soát bệnh phụ khoa liên quan đến tử cung, phát hiện các dị tật ở tử cung, kiểm tra niêm mạc tử cung dày hoặc mỏng. Thông qua những bất thường khi thực hiện siêu âm tử cung phần phụ bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời.

VI. Biện pháp phòng ngừa viêm vùng chậu, viêm vùng phụ

Để hạn chế khả nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu, vùng phụ cũng như đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su mỗi khi có hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục chung thủy, không nên quan hệ tình dục với nhiều người cùng một lúc hoặc người có nhiều bạn tình. Trong quá trình điều trị bệnh, hạn chế quan hệ tình dục tránh tình trạng vi khuẩn tái phát.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo vì có thể đẩy vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo và thâm nhập vào các bộ phận khác và gây viêm nhiễm. Trong những ngày thời kỳ kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh nhiều nhất là 4 tiếng/lần.
  • Sau khi sinh nở, sảy thai hoặc phá thai không nên quan hệ sớm trước thời gian quy định của bác sĩ vì có thể gây viêm nhiễm phụ khoa nặng hơn.
  • Sử dụng quần, quần lót thoải mái, chất vải thoáng, có độ thấm hút tốt giúp vùng kín không bị nóng bí và ẩm ướt, hạn chế nguy cơ vi khuẩn viêm nhiễm sinh sôi và phát triển nên bệnh.
  • Có thói quen khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện bệnh nhanh chóng và có hướng điều trị kịp thời.

Viêm vùng chậu, vùng phụ không chỉ gây ra những khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nữ giới. Khi nghi ngờ có các dấu hiệu bệnh lý phụ khoa này, hãy đến cơ sở khám chữa bệnh phụ khoa uy tín để được đảm bảo quá trình khám và điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, không gây ra biến chứng liên quan.

Gói khám ưu đãi phụ khoa
Ưu đãi