Xét nghiệm RPR là gì? Cách xét nghiệm RPR như thế nào?

Xét nghiệm RPR là gì? Cách xét nghiệm RPR ra sao? Xét nghiệm RPR có lâu không…Đây là câu hỏi đang nhận được sự quan tâm lớn của rất nhiều người bệnh hiện nay. Theo các chuyên gia, xét nghiệm RPR là một xét nghiệm được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh giang mai. Đây được coi là phương pháp kiểm tra có độ chính xác cao, an toàn, thời gian thực hiện ngắn và được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, với nhiều người phương pháp này vẫn còn khá mới lạ.

Xem Thêm:

Xét nghiệm RPR là xét nghiệm gì?

Nhiều người được chỉ định xét nghiệm RPR thường thắc mắc về khái niệm xét nghiệm RPR là gì? Như đã đề cập ở trên, xét nghiệm RPR là xét nghiệm được dùng trong việc chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh giang mai cũng như cho biết mức độ bệnh. RPR là viết tắt của cụm từ Rapid Plasma Reagin có nghĩa là phản ứng huyết tương nhanh. Theo đó, qua những chẩn đoán lâm sàng trong máu của bệnh nhân, xét nghiệm sẽ phân tích và xác định bệnh nhân có mắc bệnh giang mai hay không.

Phương pháp được thực hiện dựa trên nguyên lý khi cơ thể nhiễm khuẩn giang mai sẽ xuất hiện các kháng thể chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn này. Vì vậy, khi làm xét nghiệm, thông qua việc tìm kiếm các kháng thể, bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá khả năng mắc bệnh giang mai của bệnh nhân. Từ đó, có những phương án điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần làm xét nghiệm RPR?

Xét nghiệm RPR và TPHA là 2 loại xét nghiệm bệnh giang mai được thực hiện khi cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, xét nghiệm này sẽ không đảm bảo độ chính xác cao do xoắn khuẩn có thể còn đang ở bên ngoài da, chưa xâm nhập sâu vào trong máu.

Theo đó, các chuyên gia cho biết nếu gặp phải các hiện tượng bất thường sau đây, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xét nghiệm chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt:

  • Bộ phận sinh dục hoặc hậu môn xuất hiện vết lở loét. Chúng có thể tự hết sau một thời gian nhưng sau đó lại tái phát trở lại
  • Nổi nốt ban đỏ ở bộ phận sinh dục, tay chân hoặc toàn thân kèm theo triệu chứng nhức đầu, sốt, đau lưng, đau họng, ăn không ngon
  • Nổi nốt ban đỏ và dần chuyển sang màu tím cùng với tình trạng bị rụng lông, rụng tóc
  • Bộ phận sinh dục bị tổn thương, các vết loét lan rộng gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Sưng hạch bạch huyết, niêm mạc da với các nốt ban đỏ có hình như cánh hoa hồng
Tư vấn miễn phí

Cách xét nghiệm RPR được thực hiện như thế nào?

Cách xét nghiệm RPR định tính được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng các bước trong quy trình xét nghiệm máu cơ bản. Toàn bộ các bước kiểm tra sẽ được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Người bệnh không cần phải chuẩn bị quá nhiều, không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm RPR nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Theo đó, sau khi thăm khám sức khỏe ban đầu, nếu nghi ngờ mắc bệnh giang mai, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm RPR định tính. Để thực hiện phương pháp này, bước đầu tiên bác sĩ cần lấy mẫu máu người bệnh.

Bác sĩ sẽ tìm kiếm tĩnh mạch phù hợp ở trên cánh tay sau đó buộc ống cao su quanh cánh tay để lấy ven, quét khu vực này bằng thuốc khử trùng và tiến hành lấy khoảng 2ml máu. Mẫu máu này sẽ được đựng trong ống nghiệm chống khuẩn và được đem đi đến phòng xét nghiệm để phân tích, kiểm tra.

Khi tiến hành xét nghiệm xét nghiệm RPR định tính, bệnh nhân sẽ phải tiêm tĩnh mạch nên một số người có thể cảm thấy đau nhẹ, chảy máu hay bầm tím tại vị trí tiêm. Bệnh nhân có thể chườm đá để giảm nhanh các triệu chứng trên.

Sau khoảng 2 giờ kể từ khi lấy mẫu máu, bệnh nhân sẽ được thông báo kết quả. Theo đó, nếu không tìm thấy phản ứng của các kháng thể thì chứng tỏ người bệnh không mắc bệnh giang mai, xét nghiệm sẽ cho kết quả âm tính. Ngược lại, nếu kết quả là dương tính chứng tỏ trong máu của bệnh nhân có chứa kháng thể giang mai, khả năng mắc bệnh là rất cao.

Nếu bạn đã từng mắc và điều trị bệnh giang mai, xét nghiệm RPR còn cho thấy hiệu quả điều trị bệnh. Theo đó, nếu số lượng kháng thể giảm, có nghĩa là quá trình điều trị trước đây có tiến triển tốt và ngược lại. Lưu ý, một số trường hợp xét nghiệm RPR định tính cho kết quả giả bởi người bệnh đang sử dụng thuốc, người mắc bệnh lao, bệnh gan mãn tính hoặc mắc bệnh nhiễm trùng.

Xét nghiệm RPR có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Xét nghiệm RPR và TPHA chỉ là một xét nghiệm giúp người bệnh kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai, hoàn toàn không gây tổn thương hoặc có bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn không cần lo lắng khi được chỉ định thực hiện thủ thuật này.

Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác cao, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại cùng quy trình khám chữa bệnh nghiêm ngặt, quá trình kiểm tra sẽ được diễn ra an toàn với kết quả chính xác nhất.

Tại Hà Nội, bạn có thể tiến hành xét nghiệm RPR tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Đại học Y Hà Nội...Tuy nhiên, vì đây là các bệnh viện lớn nên thời gian chờ đợi để được xét nghiệm và nhận kết quả là rất lâu. Do đó, nếu muốn được xét nghiệm nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và an toàn cao, người bệnh có thể đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn để thực hiện xét nghiệm.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai. Hy vọng, bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích giúp người bệnh chủ động và yên tâm hơn khi đi xét nghiệm bệnh, giúp phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.

Tư vấn nhận ưu đãi khám chữa bệnh

Xem Thêm:

Website: https://suckhoecongdong.webflow.io/
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0327-563-020