Đau bụng dưới bên trái, phải, dưới rốn và khi mang thai là bệnh gì?
Đau bụng dưới, đau bụng dưới bên trái, đau bụng dưới bên phải là tình trạng mà hầu như cả nam và nữ giới từng ít nhất 1 lần trong đời gặp phải. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới bao gồm các nguyên nhân thông thường cho đến các căn bệnh nguy hiểm. Vậy, đau bụng dưới bên trái, phải, dưới rốn là bệnh gì? Đau bụng dưới khi mang thai phải làm sao? Mời bạn theo dõi thông tin phía dưới bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Xem Thêm:
Đau bụng dưới bên trái, phải, dưới rốn là bệnh gì?
Đau bụng dưới, cấu tại vùng bụng của con người được chia làm 2 bộ phận là vùng hạ vị (dưới rốn) và vùng thượng vị trên rốn. Đau bụng dưới là tình trạng vùng dưới rốn xuất hiện những cơn đau có thể âm ỉ, dai dẳng hoặc dữ dội từng cơn. Đau bụng dưới được chia làm nhiều dạng như:
- Đau bụng dưới bên trái
- Đau bụng dưới bên phải
- Đau bụng dưới rốn
Tùy vào từng vị trí của cơn đau mà bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân gặp phải các vấn đề bất thường gì. Có những cơn đau không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như những cơn đau xuất phát từ việc ăn quá nhiều thức ăn khiến hệ tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, không ít các trường hợp đau bụng dưới được kết luận là do mắc phải các căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng đau bụng dưới thì nam và nữ cần lưu ý quan sát, nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu tình trạng đau bụng dưới này kéo dài.
Theo các chuyên gia, đau bụng dưới bên trái, phải, dưới rốn là dấu hiệu của một số căn bệnh sau đây:
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
✅Đau bụng dưới trái ở nam giới
Bụng dưới ở nam giới chứa các cơ quan quan trọng như: đại tràng, trực tràng, một phần dạ dày, ruột thừa, lách đuôi tụy. Vì vậy, nếu nam giới xuất hiện các cơ đau bụng dưới bên trái thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy các cơ quan này đang gặp phải các vấn đề. Cụ thể, bản thân người bị đau đang gặp phải 1 trong các căn bệnh nam khoa sau đây:
- Viêm tuyến tiền liệt
Là tình trạng tuyến tiền liệt của nam giới bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm gây bệnh. Bệnh thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên nhưng hiện nay bệnh ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa nhanh chóng.
Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các cơn đau bụng trái, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm. Người bệnh có thể kèm theo các cơn đau xương bẹn, đau vùng thắt lưng, đau tiểu khung.
Viêm tuyến tiền liệt không chỉ gây phiền toái cho sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ tình dục, gây đau khi quan hệ, làm giảm khoái cảm và lây nhiễm bệnh cho bạn tình. Vì vậy, nam giới cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh gây ra các biến chứng không mong muốn cho bản thân.
- Viêm đường tiết niệu
Đau bụng dưới và đau lưng ở nam giới rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài triệu chứng trên, nam giới còn thường gặp phải tình trạng tiểu rắt, cảm giác buồn nôn, ớn lạnh, sốt…
Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn hại cho thận, bàng quang, hệ tiết niệu. Vì vậy, ngay khi bản thân xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nam giới cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
- Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là căn bệnh mà nhiều nam giới gặp phải hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập từ niệu đạo vào bên trong bàng quang và gây bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, nam giới thường xuất hiện các cơn đau bụng dưới âm ỉ, tiểu nhiều lần, đau xương chậu, vùng bìu, hậu môn.
Viêm bàng quang là nguyên nhân gây thận yếu, thận hư, suy giảm sinh lý, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Vì vậy, điều trị bệnh càng sớm càng tốt là là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe.
=> Xem thêm: 7 Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
✅Đau bụng dưới trái ở nữ giới
Thông thường, đau bụng dưới bên trái ở nữ giới là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa. Cụ thể:
- Mang thai ngoài tử cung
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Biểu hiện của mang thai ngoài tử cung là đau âm ỉ bụng dưới, ra máu âm đạo bất thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, phụ nữ nếu bị đau bụng dưới khi mang thai cần hết sức lưu ý.
- Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện các cơn đau bụng dưới trái kèm sốt cao, ra dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục…
Viêm vùng chậu nếu không được điều trị sớm sẽ gây viêm nhiễm ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung…ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.
- Viêm vòi trứng
Viêm vòi trứng hay còn gọi là viêm ống dẫn trứng là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Chị em mắc phải bệnh này thường cảm thấy đau bụng dưới bên trái gần xương chậu, đau lưng, mệt mỏi toàn thân…
Viêm vòi trứng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh – hiếm muộn và hàng loạt các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản khác. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
- U xơ tử cung
U xơ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ từ độ tuổi 30 trở lên. Nguyên nhân gây bệnh là do nồng độ estrogen trong cơ thể tiết ra và hoạt động nhiều hơn bình thường gây tăng sinh tổ chức cơ và niêm mạc tử cung. Điều này đồng nghĩa với việc khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, các khối u xơ này sẽ teo nhỏ lại.
Nếu không điều trị, các khối u sẽ phát triển với kích thước lớn hơn, chèn ép lên các cơ quan xung quanh gây đau bụng dưới ở nữ, đau khi quan hệ. Đặc biệt, chị em có thể bị phình bụng to như mang thai, rối loạn tiểu tiện, ứ đọng nước tiểu…Không chỉ đe dọa đến sức khỏe mà khả năng làm mẹ của chị em cũng bị ảnh hưởng nếu không có biện pháp can thiệp.
=> Xem thêm: 7 Địa chỉ khám nam khoa uy tín tại Hà Nội
2. Đau bụng dưới phải là bệnh gì?
Đau bụng dưới bên phải ở nam
Theo các chuyên gia, đau bụng dưới bên phải ở nam giới có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, viêm ruột thừa và các vấn đề về thận. Cụ thể
- Viêm đại tràng
Đại tràng còn được gọi là ruột già, là phần cuối của đường ống tiêu hóa có chiều dài khoảng 1,2m. Chức năng của đại tràng là hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn sau đó co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng.
Viêm đại tràng chính là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân bên trong cơ thể gây ra. Nam giới bị viêm đại tràng thường cảm thấy đau bụng dưới phải, tiêu chảy, phân có nhầy, đi ngoài ra máu…
Nhìn chung, viêm đại tràng không đe dọa trực tiếp đến tình mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh cứ tiếp tục phát triển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và thậm chí có thể biến chứng thành ung thư đại tràng, trực tràng…vô cùng nguy hiểm.
- Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm. Đây là căn bệnh có số lượng người mắc phải lớn. Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các cơn đau xung quanh rốn kèm theo nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, sau đó, cơn đau chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải với mức độ dữ dội hơn.
Nếu gặp phải tình trạng trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
- Xoắn tinh hoàn
Là tình trạng tinh hoàn xoay chuyển và gây ra tình trạng xoắn thừng tinh. Điều này sẽ làm giảm lưu lượng của máu tới tinh hoàn, gây ra các cơn đau đột ngột, sưng bìu. Ngoài ra, người gặp phải tình trạng xoắn tinh hoàn còn thường cảm thấy buồn nôn, nôn, tiểu đau, sốt, vị trí tinh hoàn không đều, đau bụng dưới phải…Trường hợp này cần phải được phẫu thuật khẩn cấp để tháo xoắn thừng tinh, bảo đảm chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của nam giới.
Đau bụng bên phải ở nữ
Đau bụng dưới là bệnh gì? Ngoài các nguyên nhân như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, thai ngoài tử cung, đau bụng dưới phải ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh phụ khoa và vấn đề kinh nguyệt.
- Đau bụng kinh
Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt của chị em là xuất hiện các cơn đau bụng dưới và đau lưng. Đau bụng có thể một hoặc cả hai bên, cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn. Ngoài ra, chị em còn thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực…Nếu có các dấu hiệu này, bạn cần xem lại lịch chu kỳ kinh nguyệt của mình để chủ động xử lý trong mọi tình huống.
=> 13 Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
- Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung được hiểu là tình trạng các lớp mô bên trong tử cung phát triển ra bên ngoài. Chúng có thể hình thành và phát triển ở buồng trứng, ống dẫn trứng, dây chằng tử cung…
Không chỉ gây ra các cơn đau bụng dưới bên phải nữ, lạc nội mạc tử cung còn khiến người mắc phải gặp các cơn đau thắt khi quan hệ tình dục, tiểu khó, tiểu buốt…
Bệnh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới hiện nay. Vì vậy, nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
- U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là tình trạng phía trên hoặc bên trong buồng trứng xuất hiện khối u bất thường. Hầu hết các khối u này là lành tính. Tuy nhiên, nếu để chúng phát triển với kích thước lớn hơn sẽ cản trở quá trình thụ thai. Thậm chí, một số trường hợp người bệnh có thể tử vong nếu các khối u chuyển sang ác tính.
Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện các cơn đau bụng dưới rốn, đau khoang chậu, đau khi giao hợp và chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Tuy nhiên, các biểu hiện này thường bị bỏ qua do không quá rõ ràng và thường nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác.
Đau bụng dưới khi mang thai là bệnh gì?
Nhìn chung, đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu được cho là bình thường. Đây là dấu hiệu của việc thai đang làm tổ và cố bám chắc vào tử cung của người mẹ. Bước vào những tháng sau, các cơn đau có thể vẫn còn nhưng mức độ đau sẽ giảm đi, cơn đau bụng dưới rốn thường xuất hiện khi ho, khi ngồi xổm hoặc đứng dậy. Vào tháng cuối trước sinh, cơn đau bụng dưới sẽ gia tăng kèm theo cảm giác đầy bụng, khó chịu do dịch vị tăng.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đau bụng dưới là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm sau:
- Chửa ngoài dạ con
Như đã nói ở trên, chửa ngoài dạ con là tình trạng thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung, thường là tại vòi tử cung. Việc làm tổ bên ngoài khiến thai không được tử cung bảo vệ, không có đủ không gian cho thai phát triển. Vì vậy, túi thai sẽ vỡ ra và gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt vào trong ổ bụng. Điều này vô cùng nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng thai phụ.
Phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có biểu hiện đau bụng dưới bên phải khi mang thai hoặc bên trái, tùy theo vị trí làm tổ của thai, chảy máu âm đạo bất thường. Ngoài ra, các biểu hiện khác cũng như những phụ nữ mang thai bình thường như: trễ kinh, buồn nôn, căng tức ngực…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, dọa sảy, sinh non
Khi mang thai, chị em rất dễ gặp phải các căn bệnh viêm nhiễm, trong đó có nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh thường đi kèm các triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần. Đặc biệt, nếu chị em bị đau bụng dưới khi mang thai thứ 4 nhiều khả năng là do mắc phải căn bệnh này.
Không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt, nhiễm trùng đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, khả năng sinh non, dọa sẩy là rất lớn. Vì vậy, chị em cần chú ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống và cách vệ sinh bản thân hợp lý trong thời kỳ mang thai.
Đau bụng dưới khi mang thai phải làm sao?
Có bầu đau bụng dưới là một dấu hiệu không được xem thường. Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia khuyên chị em cần lưu ý quan sát. Nếu như các cơn đau diễn ra kéo dài kèm theo một vài các triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Để giảm những cơn đau bụng dưới khi mang thai, chị em nên thực hiện một số lưu ý sau đây:
Không vận động mạnh, nghỉ ngơi thư giãn khi mang thai
Làm việc quá sức, vận động mạnh không chỉ làm gia tăng các cơn đau bụng dưới mà còn khiến chị em bị suy nhược cơ thể, âm trạng căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của thai nhi. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn sẽ giúp thai phụ tăng cường sức khỏe, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển bình thường cả về thể chất lẫn trí tuệ.
- Không nằm, ngồi hoặc đứng quá lâu
Mang thai nên được nghỉ ngơi nhưng nếu nằm, đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ gây áp lực cho bụng dưới. Điều này sẽ vô tình gây ra các cơn đau bụng dưới âm ỉ. Tốt nhất chị em nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi xổm, ngồi khom lưng quá lâu khiến máu khó lưu thông.
- Uống nhiều nước
Các chuyên gia luôn khuyên thai phụ uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt, cung cấp đủ nước ối nuôi thai nhi. Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn cung cấp ion cho cơ thể, giúp làm giảm triệu chứng đau bụng dưới rốn.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Có bầu đau bụng dưới có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp. Thai phụ cần tránh ăn các đồ cay nóng, đồ chua, mặn, sử dụng các chất kích thích. Thay vào đó cần bổ sung các chất xơ có trong rau xanh, củ quả, bổ sung canxi, kẽm…trong thời kỳ mang thai để thai nhi được phát triển bình thường.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về tình trạng đau bụng dưới bên trái, phải, dưới rốn là bệnh gì? Đau bụng dưới khi mang thai phải làm sao? Các chuyên gia khuyên người bệnh nếu gặp phải tình trạng đau bụng dưới kéo dài cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Tại Hà Nội, người bệnh có thể tới Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được thăm khám kịp thời. Đây là phòng khám uy tín, chất lượng được nhiều người dân thủ đô tin tưởng lựa chọn. Hiện nay, phòng khám đang có chương trình ưu đãi, giá khám nam khoa, phụ khoa chỉ còn 280.000 đồng/lượt, chi phí tiểu phẫu giảm tới 30%. Nếu muốn bảo vệ sức khỏe của bản thân được tốt nhất với chi phí khám bệnh bình dân, người bệnh nên tránh thủ cơ hội này đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bạn đọc cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline...hoặc click vào khung chat bên dưới màn hình để được các chuyên gia sức khỏe tư vấn trực tiếp, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
🎁 Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 0327-563-020
Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội